Hà Nội: Cặp song sinh 11 tháng nguy kịch vì mắc sởi
BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương hiện đang điều trị cho 3 bệnh nhân mắc sởi rất nặng, trong đó có 2 trẻ 11 tháng tuổi là cặp song sinh đều mắc căn bệnh này, tiên lượng vô cùng xấu. Hiện bệnh sởi đã xuất hiện tại 30/30 quận huyện của Hà Nội với 290 ca mắc, các chuyên gia lo ngại nguy cơ bùng phát dịch là rất lớn.
Đáng chú ý là hai bé có tiền sử sinh non ở tuầnthứ 30 và nhẹ cân hơn bình thường. Trong 5 ngày điều trị tại viện, dù được chăm sóc cẩn thận nhưng do sức đề kháng trẻ yếu nên bệnh chưa thuyên giảm. Hiện các trẻ vẫn đang được theo dõi và điều trị sát sao.
Theo thống kê từ đầu năm đến nay, Khoa Nhi - BV Bệnh nhiệt đới Trung Ương tiếp nhận rải rác 34 ca mắc sởi nặng, những tháng ít có 2 bệnh nhân, nhiều có thể lên đến 8 bệnh nhân/tháng. Trong số bệnh nhân nhập viện, đa phần là trẻ dưới 5 tuổi chưa được tiêm chủng phòng ngừa sởi.
Còn tại khoa Nhi, BV Bạch Mai thời gian gần đây tiếp nhận khoảng 1 – 2 ca mắc sởi, sốt phát ban mỗi ngày. Ghi nhận tại khoa Nội nhi tổng hợp - BVĐK Xanh Pôn, 2 tuần gần đây, hầu như ngày nào khoa cũng tiếp nhận bệnh nhi mắc sởi, cao điểm có tuần khoa điều trị cho 14-15 ca mắc sởi. Hiện khoa cũng đang điều trị cho 8 bệnh nhi mắc sởi.
Theo các bác sĩ, số ca mắc sởi năm nay nặng hơn mức trung bình các năm trước khi nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, phải thở máy...
Hai trẻ đang điều trị sởi tại khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới TƯ.
290 ca mắc, rải rác khắp 30/30 quận huyện ở Hà Nội
Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.
Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày. Khử trùng và vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.
Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh rubella. Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.
TS Nguyễn Nhật Cảm cho hay, sởi là bệnh có tính cảm nhiễm rất cao. Một người chưa từng mắc sởi, không được tiêm văcxin thì gần như 100% sẽ mắc bệnh nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Do đó, cha mẹ cần đưa con đi tiêm phòng sởi đúng lịch, đủ mũi. Đây là cách tốt nhất để phòng bệnh sởi cho trẻ.Biểu hiện của bệnh là sốt, phát ban và viêm long đường hô hấp; có thể dẫn đến những biến chứng nặng như: viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, khô loét giác mạc mắt, viêm não,... dễ dẫn đến tử vong. |
Dương Hải (suckhoedoisong.vn)
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42