Bị rắn cạp nia cắn vào tai khi đang ngủ
Người đàn ông 36 tuổi ở Phú Thọ bị liệt cơ hô hấp, hôn mê sâu, vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Bệnh nhân được đưa vào Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cấp cứu tuần trước. Người nhà cho biết ông đang ngủ thì bị rắn cạp nia cắn vào vị trí tai phải. Người nhà nhanh chóng sơ cứu bằng cách rửa sạch vết thương, đắp thuốc lá, sau đó chuyển nạn nhân đến bệnh viện huyện cấp cứu. Người bệnh nhanh chóng diễn biến xấu, cơ hô hấp bị liệt, bác sĩ đặt nội khí quản và chuyển lên tuyến trên.
Tại khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, các bác sĩ đánh giá người bệnh bị hôn mê sâu, chỉ số glasgow 3 điểm. Bệnh nhân được thở máy, dùng kháng sinh chống bội nhiễm, kiểm soát rối loạn điện giải, dinh dưỡng.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, cho biết bệnh nhân này may mắn vì được người nhà sơ cứu và nhanh chóng chuyển đến bệnh viện. Nếu xử lý chậm, người bệnh rơi vào tình trạng liệt cơ, dẫn tới suy hô hấp và tử vong.Hiện, tình trạng người bệnh đã cải thiện, tự thở được. Các rối loạn nước, điện giải, tình trạng nhiễm trùng đã được khống chế.
Rắn cạp nia thuộc họ rắn hổ, có khoanh trắng xám trên thân. Nọc rắn cạp nia cực độc, được xếp vào danh sách độc hơn cả nọc rắn hổ mang.
Khi bị rắn cắn, người bệnh không nên buộc garo mà cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch và vào bệnh viện điều trị ngay, không dùng thuốc lá đắp hay chữa mẹo tại nhà.
Lê Nga
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42