Bệnh gan ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh
Bệnh gan thường gặp ở người lớn, tuy nhiên ở trẻ cũng gặp phải thường do các bệnh bẩm sinh hoặc rối loạn chuyển hóa. Trẻ mắc phải căn bệnh này ngày một nhiều hơn và đang là nỗi lo lắng cho cả giới y khoa. Chính vì vậy, hiểu về viêm gan ở trẻ em có thể phòng tránh được những hệ lụy sau này.
1. Nguyên nhân gây ở trẻ em"> bệnh gan ở trẻ em
Gan là cơ quan chuyển hóa quan trọng trong cơ thể. Gan được xem như nhà máy hóa chất lớn nhất. Gan sản xuất ra dịch mật - dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa, đảm trách việc điều hòa nhiều phản ứng hóa sinh, những phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt của cơ thể. Gan dự trữ chất dinh dưỡng, mỡ và vitamin, chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, tạo protein cho huyết tương và thải độc cho cơ thể.
Có nhiều nguyên nhân, trong đó do trẻ nhỏ chưa hoàn thiện về sinh lý của gan nên ảnh hưởng sự tiếp xúc cũng như phản ứng lại khi cơ thể trẻ tiếp xúc với chất độc hay virus (A, B, C…). Ngoài ra, trẻ nhỏ có thể mắc bệnh gan di truyền hoặc có nguyên nhân rối loạn chuyển hóa.
Các bệnh gan phát hiện ở trẻ em thường do viêm nhiễm, di truyền, rối loạn chuyển hóa hoặc bệnh mạn tính. Điều này chứng tỏ trẻ có thể mắc bệnh gan do ảnh hưởng từ môi trường xung quanh hoặc do các vấn đề sức khỏe khác của trẻ.
Các yếu tố thuận lợi gây bệnh gan ở trẻ em gồm: Do trẻ chưa hoàn thiện về sinh lý của gan trong thời gian chu sinh và những thay đổi quan trọng của quá trình chuyển hóa của gan trong thời gian thơ ấu. Chính những thay đổi này ảnh hưởng sự tiếp xúc cũng như phản ứng lại khi cơ thể trẻ tiếp xúc với chất độc hay virus.
Bệnh gan ở trẻ thường do viêm nhiễm, di truyền, rối loạn chuyển hóa hoặc bệnh mạn tính
2. Các bệnh gan cấp tính ở trẻ và biểu hiện
Bệnh gan cấp ở trẻ cũng do viêm gan cấp bởi các virus, do ngộ độc, tổn thương gan thứ phát sau nhiễm trùng, nhiễm trùng đường mật, tình trạng đọng sắc tố sắt ở trẻ sơ sinh (Neonatal Hemochromatosis)… có thể dẫn đến bệnh gan cấp tính ở trẻ nhỏ .
Bệnh gan cấp tính như bệnh viêm gan do virus, hội chứng Reye, có biểu hiện khởi bệnh đột ngột. Nếu viêm gan do virus mà nguyên nhân thông thường nhất của viêm gan do virus là virus A và B. Cả hai đều biểu hiện như một tình trạng cảm sốt kèm vàng da, gan to, tiến trình bệnh thì khác nhau.
Ở viêm gan A thường không có triệu chứng chiếm 75 - 95% ở trẻ em. Ở viêm gan B được lây truyền qua đường chu sinh. Trẻ biểu hiện bệnh gần giống người lớn, hiếm xảy ra có kèm bệnh ngoài gan liên quan miễn dịch. Trẻ sơ sinh có mẹ HBsAg + thường có nguy cơ cao trở thành nguồn mang bệnh mạn tính, phát triển thành ung thư gan.
Hội chứng Reye rất hiếm gặp và có khả năng gây tử vong cao do tổn thương cấp tính ở não - gan.
Hội chứng Reye thường có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nó thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau nhiễm virus, phổ biến nhất là bệnh cúm hoặc thủy đậu.
Tuổi khởi phát cao nhất từ 5-14 tuổi. Tuy nhiên, có trường hợp đã được báo cáo ở trẻ em dưới 1 tuổi. Các triệu chứng của hội chứng Reye thường xuất hiện và tăng dần trong khoảng từ 12 giờ đến 3 tuần sau khi hồi phục bị nhiễm virus gây ra như nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc viêm dạ dày ruột.
Sự khởi phát nôn mửa phổ biến nhất xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 sau khi bị bệnh do virus.
Ở trẻ dưới 2 tuổi, các dấu hiệu đầu tiên của hội chứng Reye có thể bao gồm: Đại tiện phân lỏng nước, nhịp thở nhanh…
Đối với trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên, các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu có thể nôn liên tục, yếu hoặc liệt ở tay và chân.
Tiến triển bệnh có suy gan kèm biến chứng thoái hóa thần kinh như động kinh, hôn mê có thể xảy ra nhanh chóng. Ngoài ra, bệnh gan cấp ở trẻ còn có một số nguyên nhân như bệnh nang gan cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh.
Biểu hiện bệnh gan mạn tính ở trẻ không rõ ràng, thường diễn biến âm thầm.
3. Bệnh gan mạn tính ở trẻ em và biểu hiện
Nguyên nhân bệnh gan mạn tính ở trẻ thường do viêm gan do virus.
Viêm gan do các loại virus viêm gan B, virus viêm gan C, virus viêm gan D, viêm gan do các virus thuộc nhóm Cytomegalovirus, Rubella... ; viêm gan tự miễn; viêm gan mạn do thuốc (trị ung thư, thuốc kháng động kinh, thuốc chống lao …) và nhiễm độc (đồng, chì, thủy ngân, asen)… gây viêm gan mạn tính ở trẻ. Một số bệnh rối loạn chuyển hoá di truyền có thể gây tổn thương gan mạn tính kéo dài như Wilson.
Biểu hiện bệnh gan mạn tính ở trẻ không rõ ràng, thường diễn biến âm thầm- Viêm gan mạn tính thể tồn tại thường chỉ phát hiện được bằng xét nghiệm cận lâm sàng. Triệu chứng lâm sàng như vàng da, sốt… chỉ gặp trong đợt cấp hoặc viêm gan mạn tính thể tấn công… Triệu chứng ngoài gan thường thấy ở trẻ là :
- Đau khớp,
- Viêm đa khớp
- Giãn mạch hình sao
- Lòng bàn tay son
- Sạm da
- Trứng cá
- Mất kinh
- Viêm cầu thận
- Viêm nút quanh động mạch
- Các bất thường vận động ngoại tháp ở các bệnh nhân Wilson.
4. Ảnh hưởng thứ phát của bệnh gan ở trẻ em
Khi trẻ mắc bệnh gan mà không được điều trị, có thể biểu hiện như: Tăng Bilirubin máu, gan to, suy tế bào gan, xơ gan, nang gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa hoặc bệnh toàn thân do ảnh hưởng thứ phát của bệnh gan.
Ảnh hưởng thứ phát với các biểu hiện toàn thân do bệnh gan gây ra là:
- Rối loạn chuyển hóa như hạ đường huyết.
- Rối loạn đông máu thứ phát do nồng độ các yếu tố phụ thuộc vitamin K thấp.
-
Bệnh Fructosemia hoặc Galactosemia: Khi gan có bệnh sẽ không thải hết các độc tố ra ngoài. Điều này làm cho cơ thể tiếp xúc độc tố kéo dài, có thể gặp trong các bệnh Fructosemia hoặc Galactosemia.
- Nhiễm trùng: là nguyên nhân của bệnh gan, hay là hậu quả thứ phát của suy giảm miễn dịch do suy dinh dưỡng.
- Tăng áp lực tĩnh mạch cửa với biểu hiện xuất huyết dạ dày ruột trầm trọng.
Để phòng ngừa bệnh gan cho trẻ cần cho trẻ tiêm vaccine phòng viêm gan B ngay khi trẻ lọt lòng mẹ.
5. Điều trị bệnh gan trẻ em
Tuỳ thuộc vào trẻ, mức độ bệnh, tổn thương gan ở giai đoạn nào mà các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị cho phụ hợp. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Mục tiêu của điều trị là để ngăn chặn tổn thương cho gan, giúp giảm bớt các triệu chứng, ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm gan do virus.
Có thể dùng thuốc để kiểm soát ngứa, điều trị virus hoặc kiểm soát một bệnh tự miễn dịch. Bên cạnh đó, cần có chế độ chăm sóc hỗ trợ để giúp cho trẻ có chế độ ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi đầy đủ. Với những bệnh nhân suy gan giai đoạn cuối, có thể được cân nhắc ghép gan.
6. Lời khuyên thầy thuốc
Để phòng ngừa bệnh gan cho trẻ cần cho trẻ tiêm vaccine phòng viêm gan B ngay khi trẻ lọt lòng mẹ. Với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm virus viêm gan B thì cần được tiêm thuốc dự phòng ngay khi mới sinh theo chỉ định của thầy thuốc. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ. Sữa mẹ đã được phát hiện chứa nhiều loại kháng thể để chống lại các virus. Do vậy, những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có thể phòng ngừa được nhiều bệnh một cách hiệu quả.
Với trẻ lớn hơn cần cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ các nhóm thực phẩm. Mẹ cần chuẩn bị cho con khẩu phần ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết.
Môi trường sống của trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, tránh xa nguồn bệnh. Năng cho trẻ vận động ngoài trời để thích nghi với thời tiết và tăng khả năng phòng bệnh. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh thì nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tiêu hóa gan mật để được các bác sĩ tư vấn cụ thể.
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42