Thiếu magiê có thể gây mệt mỏi, chán ăn, cách phát hiện và bổ sung
Thiếu magiê có thể gây hạ magiê máu và các chất điện giải khác, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Một trong những triệu chứng do thiếu magiê ban đầu là mệt mỏi, chán ăn…
1. Tác dụng của magiê trong cơ thể
Magiê là một khoáng chất thiết yếu, hay còn gọi là chất điện giải, mà cơ thể cần để duy trì sức khỏe. Magiê đóng một vai trò quan trọng trong:
- Phát triển xương và răng.
- Sản xuất năng lượng.
- Đảm bảo chức năng cơ và thần kinh.
- Điều hòa huyết áp.
- Đảm bảo sức khỏe tim mạch…
2. Tại sao magiê lại quan trọng
Megiê là một khoáng chất rất quan trọng với cơ thể.
Trong cơ thể magiê hoạt động cùng với các chất điện giải khác, chẳng hạn như canxi, kali và natri. Chất điện giải được tìm thấy trong tế bào, dịch cơ thể, mô và xương và rất cần thiết vì chúng giúp:
- Cân bằng nước trong cơ thể.
- Cân bằng nồng độ axit/bazơ (pH) của cơ thể.
- Di chuyển chất dinh dưỡng vào và ra khỏi tế bào.
- Di chuyển chất thải ra khỏi tế bào.
- Đảm bảo dây thần kinh, cơ bắp, tim và não hoạt động bình thường…
Khi mức magiê giảm, thận sẽ điều chỉnh lượng magiê mà chúng loại bỏ qua nước tiểu. Quá trình sản xuất nước tiểu sẽ chậm lại hoặc ngừng lại trong nỗ lực dự trữ magiê, khiến cho các chất cặn bã của cơ thể không bài tiết, tích tụ lại gây hại cho thận và các cơ quan khác.
Mức thấp hoặc cao của magiê có thể làm tăng hoặc giảm các chất điện giải khác, dẫn đến mất cân bằng điện giải. Mất cân bằng điện giải như hạ canxi máu hoặc kali máu nguy hiểm cho sức khỏe, có thể xảy ra khi thiếu magiê nghiêm trọng.
3. Dấu hiệu và triệu chứng khi thiếu magiê
Một trong những dấu hiệu đầu tiên của sự suy giảm magiê thường là mệt mỏi. Ngoài ra, còn có những dấu hiệu và triệu chứng ban đầu khác, bao gồm:
- Ăn mất ngon.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Yếu đuối.
- Co thắt cơ bắp…
Khi tình trạng thiếu magiê trầm trọng hơn, các triệu chứng sau có thể xuất hiện:
- Ngứa ran hoặc tê.
- Chuột rút hoặc co thắt cơ bắp.
- Run rẩy.
- Co giật.
- Thay đổi tính cách hoặc hành vi.
- Nhịp tim bất thường.
- Tổn thương cơ tim hoặc cơ tim.
- Hôn mê.
Thiếu magiê có thể gây mệt mỏi.
4. Nguyên nhân gây thiếu magiê
4.1 Do giảm hấp thu magiê
Thiếu magiê thường xảy ra ở những người bị giảm hấp thu hoặc mất nhiều magiê, cụ thể:
- Tiêu chảy nặng
- Kém hấp thu chất béo (không có khả năng hấp thụ hoặc tiêu hóa chất béo)
- Nghiện rượu
- Phẫu thuật dạ dày
- Có vấn đề về thận
- Do một số loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu hoặc hóa trị
4.2 Do tình trạng sức khỏe
Một số tình trạng sức khỏe có thể khiến mọi người có nguy cơ bị thiếu magiê. Những rối loạn này tạo ra các điều kiện dẫn đến giảm hấp thu magiê qua ruột hoặc tăng sự mất mát magiê của cơ thể.
Những tình trạng sức khỏe có thể gây thiếu magiê bao gồm:
- Bệnh đường tiêu hóa: Magiê được hấp thụ trong ruột. Các bệnh ảnh hưởng đến đường ruột có thể gây tiêu chảy mạn tính và kém hấp thu chất béo, dẫn đến mất magiê theo thời gian.
- Bệnh đái tháo đường type 2: Những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 thường đi tiểu nhiều. Điều này có thể gây ra sự suy giảm magiê trong cơ thể.
- Nghiện rượu mãn tính: Nghiện rượu có thể dẫn đến dinh dưỡng kém, các vấn đề về đường tiêu hóa, rối loạn chức năng thận, bệnh gan và cạn kiệt các khoáng chất khác như phốt phát và vitamin D. Tất cả những điều này có thể góp phần làm giảm lượng magiê.
- Viêm tụy: Viêm hoặc sưng đột ngột ở tuyến tụy có thể gây ra tình trạng kém hấp thu và cạn kiệt các chất dinh dưỡng như magiê.
- Bệnh thận: Người có vấn đề về thận có thể gặp vấn đề trong việc điều chỉnh lượng magiê, có thể gây ra sự thiếu hụt.
Thiếu magiê có thể làm trầm trọng thêm các bệnh sau:
- Tăng huyết áp, bệnh tim và đột quỵ
- Bệnh đái tháo đường type 2 (cơ thể không có khả năng sử dụng đúng cách glucose hoặc đường làm nhiên liệu)
- Loãng xương (xương giòn)
- Chứng đau nửa đầu (đau đầu do suy nhược)
5. Đối tượng có nguy cơ thiếu magiê
Người cao tuổi dễ bị thiếu magiê.
Người cao tuổi: Người lớn tuổi thường giảm cảm giác thèm ăn, điều này có thể dẫn đến lượng dinh dưỡng hấp thụ thấp hơn.
Khi quá trình lão hóa diễn ra bình thường, cơ thể sẽ tự nhiên mất đi một số khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột và điều chỉnh sự bài tiết chất dinh dưỡng qua nước tiểu. Ngoài ra, người lớn tuổi cũng có nhiều khả năng mắc các bệnh mạn tính hoặc dùng thuốc có thể làm giảm lượng magiê.
Trẻ sơ sinh và trẻ em: Trẻ sơ sinh và trẻ em đặc biệt dễ bị mất cân bằng điện giải liên quan đến mất nước do kích thước nhỏ hơn và chuyển hóa nhanh. Đây là nguyên nhân khiến đối tượng này cần bù nước và chất điện giải với tốc độ nhanh hơn người lớn.
6. Cách phát hiện thiếu magiê
Thiếu magiê có thể khó chẩn đoán và kiểm tra vì nó được lưu trữ trong các tế bào mô mềm hoặc trong xương.
Ngoài ra, các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu có thể chỉ ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên, cách phổ biến nhất để kiểm tra mức độ thấp của magiê là thông qua xét nghiệm máu, nước tiểu…
7. Phòng ngừa và điều trị thiếu magiê
Phòng ngừa thiếu magiê bắt đầu với chế độ ăn uống với những thực phẩm giàu magiê hoặc bổ sung dinh dưỡng chứa magiê thông qua thực phẩm và chất lỏng.
Thực phẩm giàu chất xơ như rau bina, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt… là nguồn cung cấp magiê tốt. Một số loại ngũ cốc và nước uống đóng chai có bổ sung magiê.
Mục tiêu của điều trị thiếu magiê là kiểm soát các nguyên nhân cơ bản của sự thiếu hụt magiê, cũng như bổ sung magiê thông qua các chất bổ sung bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Magiê uống: Magiê uống được sử dụng cho những người bị hạ magiê máu nhẹ và có dạng viên, bột và chất lỏng. Ngoài ra còn có các loại khác nhau, bao gồm magie oxit, magie citrate, magie gluconat và magie clorua.
Dạng chất lỏng hoặc bột hòa tan trong chất lỏng, thường có tỷ lệ hấp thu đường ruột tốt hơn so với dạng viên.
Magiê tiêm tĩnh mạch: Khi một người bị thiếu magiê trầm trọng, có thể cần truyền magiê vào tĩnh mạch. Điều này thường được thực hiện trong bệnh viện và cần được theo dõi cẩn thận bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Thiếu magiê do chế độ ăn uống thấp ở những người khỏe mạnh là không phổ biến. Tuy nhiên, điều quan trọng là bao gồm các loại rau lá xanh, quả hạch, hạt và ngũ cốc nguyên hạt… trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa mức độ thấp của các chất dinh dưỡng như magiê.
Bác sĩ có thể đề nghị bổ sung đường uống để điều trị tình trạng thiếu magiê nhẹ. Hãy nhận biết các tác dụng phụ của magiê đường uống, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
Hãy cho bác sĩ biết về tất cả các loại thuốc bạn dùng, bao gồm cả thuốc bổ sung và thuốc không kê đơn như thuốc nhuận tràng và thuốc kháng axit. Thuốc và chất bổ sung đôi khi có thể can thiệp lẫn nhau và phá vỡ sự cân bằng trong cơ thể.
Thiếu magiê có thể điều trị được, nhưng việc phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn. Nếu bạn lo lắng rằng mình đang bị thiếu magiê, hãy đi khám.
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02