Trẻ biếng ăn, hay ăn ngậm phải làm sao?
Trẻ biếng ăn, ăn hay ngậm làm mỗi bữa ăn kéo dài và trở thành “cuộc chiến” của cả mẹ và con. Vậy làm thế nào để trị trẻ ăn ngậm hiệu quả? Các “mẹ bỉm sữa” đừng bỏ qua những thông tin cực hữu ích ngay sau đây:
1. Thay đổi thực đơn của trẻ mỗi ngày
Để “tạm biệt” tình trạng trẻ không chịu nhai nuốt thức ăn thì điều đầu tiên các mẹ cần làm đó là phải nắm được các nguyên nhân khiến trẻ ăn ngậm để nhanh chóng tìm được cách khắc phục hiệu quả.
Dù đó là những món ăn bổ dưỡng và trẻ thích thì mẹ cũng nên thay đổi không nên để trẻ ăn nhiều lần vì khiến trẻ nhanh ngán. Hãy đổi món và đổi cách chế biến thường xuyên để giúp trẻ không bị chán với đồ ăn và bổ sung nhiều rau xanh, trái cây vào thực đơn của trẻ. Với những mẹ khéo tay đừng quên “tự chế” những loại gia vị thơm ngon giàu dinh dưỡng để giúp mùi vị thức ăn của trẻ hấp dẫn hơn
Trẻ hứng thú hơn với thực đơn đa dạng, phong phú, trang trí đẹp mắt.
Và một trong những cách trị trẻ ăn hay ngậm đơn giản mà mang lại công dụng cực “bất ngờ” đó là việc mẹ trang trí đồ ăn thành những hình thù bắt mắt, màu sắc rực rỡ để khơi gợi sự hứng thú với đồ ăn của trẻ. Đặc biệt, để tránh cho bé ăn ngậm mẹ không nên cho bé ăn vượt quá khả năng ăn nhai của bé, không để thức ăn quá cứng, quá dai...
2. Cho trẻ ăn khi đói
Một mẹo cực hay ho giúp nhiều mẹ trị thành công thói quen ăn ngậm của trẻ đó là để trẻ biết đói. Khi cho ăn, nếu thấy trẻ ăn ngậm và từ chối đồ ăn, mẹ không lăn tăn mà hãy dẹp luôn bữa ăn. Nhưng các mẹ cũng phải nhớ: không để trẻ ăn vặt quá nhiều, nhất là trước bữa ăn vì nếu trẻ có cảm giác no thì trẻ sẽ không còn hứng thú với bữa ăn chính.
Bên cạnh đó, tùy nhu cầu ăn uống của từng trẻ, các “mẹ bỉm sữa” cũng điều chỉnh lịch ăn để các bữa ăn và bữa phụ của trẻ cách nhau ít nhất 2-3 tiếng giúp trẻ kịp tiêu hóa. Đồng thời, mỗi bữa ăn mẹ chỉ lấy lượng thức ăn vừa đủ để thời gian ăn của bé không quá lâu, vì khi ăn lâu thức ăn bị tiêu hóa 1 phần làm tăng đường huyết làm bé mất cảm giác đói, mất cảm giác ăn ngon miệng. Mẹ chỉ nên cho bé ăn trong 30 phút để giúp cho bé có tinh thần vui vẻ, tích cực với bữa ăn (ban đầu có thể lượng thức ăn hơi ít so với mong đợi của mẹ nhưng sẽ tăng dần lên theo thời gian).
3. Trị trẻ ăn hay ngậm bằng cách để trẻ ngồi ăn cùng gia đình
Trẻ nhỏ thường hay có thói quen quan sát, học hỏi và bắt chước những hành động của người lớn. Vì vậy, hãy tranh thủ đặc điểm này: nếu trẻ biết ngồi ghế các mẹ không nên để trẻ ăn một mình mà hãy cho trẻ ăn cùng với gia đình. Có thể ban đầu trẻ ăn hơi ít vì không theo kịp tốc độ của người lớn, lúc này bố mẹ, các thành viên trong gia đình hãy cùng khích lệ và cùng đợi trẻ để giúp trẻ tập trung với bữa ăn và nhai, nuốt thức ăn tốt hơn.
Để trẻ ngồi ăn cùng với các thành viên trong gia đình là mẹo giúp trị trẻ ăn ngậm hiệu quả.
Nếu bố mẹ đã áp dụng đủ mọi cách giúp trẻ không ăn ngậm mà trẻ vẫn không chịu nhai nuốt đồ ăn thì đến 90% là con nhà bạn đang bị biếng ăn do rối loạn tiêu hóa, rối loạn vị giác dẫn đến mất cảm giác ăn ngon.4. Cách trị trẻ ăn ngậm với NutriBaby
Lúc này mẹ đừng chủ quan để mặc kệ trẻ nữa, vì càng để lâu, các lợi khuẩn đường ruột càng yếu dần khiến vi sinh đường ruột trẻ mất cân bằng và tình trạng biếng ăn, tiêu hóa kém, chậm hấp thu càng nghiêm trọng hơn.
NutriBaby là sản phẩm được PGS.TS.BS Lê Bạch Mai tư vấn và khuyên dùng đặc trị trẻ ăn ngậm hiệu quả.
Đặc biệt, không chỉ giúp trị chứng ăn ngậm hiệu quả, NutriBaby còn là giải pháp tối ưu giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột... với hiệu quả bền vững, lâu dài nhờ “bộ ba” thành phần Hoàng kỳ - Thymomodulin - Beta Glucan.Bố và mẹ hãy bổ sung ngay các vi chất thiết yếu như Lysine, Taurine, Kẽm Gluconat, Vitamin B1,B2, B6... có trong cốm vi sinh NutriBaby để kích thích sản sinh các lợi khuẩn đường ruột một cách tự nhiên, giúp trẻ lấy lại cảm giác thèm ăn để ăn ngon miệng hơn. Nhờ vậy, khi đưa thức ăn vào miệng các enzym tiêu hóa tiết ra đều đặn khiến trẻ hứng thú hơn với việc nhai nuốt thức ăn và chấm dứt tình trạng ăn ngậm.
Thu Loan
Tin nổi bật
- Nhiều người đi khám sức khỏe mới phát hiện bị bệnh tâm thần
05/07/2024 - 10:54:06
- Thanh niên suýt mất mạng vì ngộ độc thuốc diệt chuột
04/07/2024 - 10:12:39
- Đau bụng đi khám bác sĩ, bàng hoàng phát hiện sán não ký sinh khắp cơ thể
04/07/2024 - 10:00:07
- Bộ Y tế và UNCEF trao đổi thúc đẩy tiếp tục hợp tác về chăm sóc sức khoẻ nhân dân
04/07/2024 - 09:56:36
- Trích rạch vết thương do vỡ hạt tophi sau biến chứng của bệnh gout, cụ ông bị nhiễm trùng nặng
04/07/2024 - 09:52:37
- Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm ông Nguyễn Toàn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Bộ
04/07/2024 - 09:50:03