Bác sĩ Nhi chỉ ra những hành động bình thường của trẻ nhưng có thể khiến cha mẹ hốt hoảng
Bác sĩ Trương Hữu Khanh sẽ giúp cha mẹ giải đáp nguyên nhân của những hành động thường gặp ở trẻ như tật lắc đầu, đập đầu, rùng mình hoặc lên gân...
Trong những năm đầu đời trẻ thường có những hành động khiến nhiều cha mẹ băn khoăn đây có liên quan bệnh lý bất thường hay không.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM sẽ giúp cha mẹ lý giải những biểu hiện thường gặp ở trẻ để yên tâm chăm sóc con.
1. Trẻ lắc đầu
Trẻ có thói quen lắc lư đầu, có khi lắc lư liên tục không ngừng. Theo lý giải của bác sĩ Trương Hữu Khanh, trẻ lắc đầu là hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của bé.
Trẻ lắc đầu là hành động bé đang tập làm chủ cơ thể - Ảnh minh họa: Internet
Thời điểm này bé đang tập làm chủ cơ thể, tập thăng bằng. Cũng có thể động tác lắc đầu khiến trẻ bình tâm khi ở một mình. Hành động này sẽ hết sau vài tháng tuổi (khi trẻ được 4 - 5 tháng khoặc thậm chí có trẻ từ 6 - 10 tháng).
2. Trẻ đập đầu
Bỗng dưng trẻ ngồi yên và tự đập đầu vào tường. Đây cũng là một hành động bình thường của bé trong những năm đầu đời. Bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ hoạt động này khó có thể làm trẻ chấn thương.
Đây cũng là hành động trẻ tự học để bình tâm hoặc gây sự chú ý cho cha mẹ. Nhiều trẻ đến năm 3 tuổi mới hết thói quen tự đập đầu.
3. Trẻ liên tục vò đầu, vò tai
Đối với trẻ tập ngồi, hoạt động vò đầu, vò tai cũng là một trong những trò chơi của trẻ. Bác sĩ Trương Hữu Khanh thông tin nếu quan sát trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn khi tiếp xúc thì cha mẹ không nên lo lắng, chỉ cần kiểm tra xem trẻ có đau tai hay không bằng cách kéo vành tai kiểm tra.
Nhiều trẻ xem việc vò đầu, vò tai như một trò chơi thú vị - Ảnh minh họa: Internet
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể kiểm tra lại dầu gội sử dụng có làm bé bị ngứa da đầu hay không.
4. Trẻ hay rùng mình, lên gân
Lý giải hiện tượng này, bác sĩ Khanh cho biết có thể do trẻ phấn khích quá. Cha mẹ hãy kiểm tra xem bao quy đầu của trẻ có bị hẹp hay không. Đồng thời cần dỗ trẻ chơi trò chơi khác hoặc tham gia hoạt động bất kỳ vì nếu rùng mình hoặc lên gân nhiều sẽ thành thói quen.
Đối với trẻ lớn, khi bé phấn kích, có những hành động nhón chân, đập tay, nghiến răng thì cũng nên giải thích kẻo thành thói quen khó bỏ.
5. Trẻ mè nheo khi ngủ
Cha mẹ hãy thủ thỉ nhẹ nhàng nhưng vẫn dứt khoát để trẻ không còn mè nheo trước giờ đi ngủ - Ảnh minh họa: Internet
Những trẻ mới biết đi sẽ có hiện tượng đêm nào cũng khóc do bé đang dần tập đưa mình vào giấc ngủ. Cách làm đúng đắn của cha mẹ chính là thủ thỉ nhẹ nhàng nhưng cần dứt khoát, để bé tự lập.
Nếu trẻ lè nhè, mè nheo trước khi ngủ, cha mẹ nên hạn chế đừng để bé quá mệt, quá vui, quá bực bội trước giờ đi ngủ. Hãy xem bé có đói hoặc khát nước không.
Khi trẻ đang ngủ nhưng bất chợt thức giấc nói lung tung, nói mớ nhưng đến sáng không nhớ gì, cha mẹ không cần can thiệp dỗ bé. Con sẽ tự ngủ lại.
Minh Lâm
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39