Sả - phương thuốc tự nhiên giúp giảm huyết áp
Thường được sử dụng trong ẩm thực châu Á, sả (Cymbopogon citratus) có mùi thơm dễ chịu.
Sả mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sả chứa chất chống oxy hóa, flavonoid và các hợp chất phenolic có đặc tính chống cholesterol cao và chống xơ vữa động mạch, làm giảm sự hấp thụ cholesterol trong ruột. Điều này giữ cho lượng cholesterol xấu luôn ở mức tối thiểu.
Ngoài ra, sả còn làm tăng quá trình oxy hóa lipoprotein mật độ thấp (LDL) hoặc cholesterol xấu trong máu, giúp ngăn ngừa sự tích tụ các mảng xơ vữa động mạch.
Quan trọng hơn, sả rất giàu vitamin A và C, canxi, sắt, magiê, phốt pho, kali và kẽm. Chất kali trong sả còn giúp điều hòa huyết áp.
Để pha trà sả, cho 2 đến 3 tép sả phơi khô ngâm trong nước nóng từ 5-10 phút. Lọc bỏ phần xác, thêm mật ong vào và dùng ngay sau đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo phụ nữ mang thai không nên uống trà sả. Sả có thể kích hoạt chu kỳ kinh nguyệt đột ngột ở đối tượng này, dễ làm tăng nguy cơ sảy thai.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Nhiệt đới Châu Á Thái Bình Dương tiết lộ, tiêu thụ 140 mg viên dầu sả hàng ngày giúp giảm mức cholesterol và mỡ trong máu từ chỉ số 310 xuống còn 294 mg/dL.
Một nghiên cứu khác của Khoa Điều dưỡng tại Đại học San Pedro (Mỹ) cho thấy, những bệnh nhân uống 180 ml trà sả mỗi sáng sau khi ăn, liên tục trong hai tuần sẽ có huyết áp thấp hơn.
Chỉ số huyết áp trung bình của họ là 153/90 mmHg trước khi dùng trà xả, sau khi tiêu thụ thì mức huyết áp giảm xuống còn 141/82 mmHg. Tuy nhiên, tùy vào thể trạng và mức độ sử dụng vừa phải, thường xuyên mà mức huyết áp sẽ được đưa về cân bằng sớm theo thời gian.
Luôn tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi bạn dùng sả để kiểm soát huyết áp. Bởi việc tiêu thụ quá nhiều sả có thể mang lại một số tác dụng phụ.
Theo Bình Minh/Thế Giới Tiếp Thị
Tin nổi bật
- Xoa bóp, bấm huyệt lão khoa: “Năng lượng mới” cho người cao tuổi
15/10/2020 - 10:15:38
- Bài thuốc dân gian trị viêm loét dạ dày - tá tràng
01/09/2020 - 09:57:55
- Phân biệt vị thuốc tần bì và trần bì
21/08/2020 - 10:09:32
- Đông y phòng, trị viêm răng
18/08/2020 - 10:17:58
- Điều trị thiếu máu do bệnh trĩ bằng y học cổ truyền
11/08/2020 - 10:16:37
- Cốt khí củ - thuốc giảm đau, tiêu sưng
15/07/2020 - 10:22:41