Đừng vội ném hạt quả đu đủ đi nếu bạn chưa biết những công dụng 'thần kỳ' cho sức khỏe
Không chỉ thịt đu đủ chín, hạt đu đủ cũng mang lại những lợi ích bất ngờ cho sức khỏe nếu bạn biết cách sử dụng.
Đu đủ được mệnh danh ra loại trái cây chứa "kho vàng" dinh dưỡng cho sức khỏe. Thông thường, mọi người thường ăn đu đủ chín bằng cách gọt vỏ, bỏ hạt.
Tuy nhiên ít ai biết, hạt đu đủ cũng chứa nguồn dưỡng chất dồi dào, cung cấp các chất chống oxy hóa cần thiết như flavonoid và polyphenol mà bạn không thể bỏ qua.
Hạt đu đủ cũng mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng - Ảnh minh họa: Internet
Ngoài ra, hạt đủ còn chứa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời bao gồm các khoáng chất như phốt pho, canxi, magiê, chất xơ, protein. Chất béo và axit béo không bão hòa đơn như axit oleic cũng có mặt trong loại hạt này.
Ích lợi của hạt đu đủ đối với sức khỏe
1. Chống ký sinh trùng đường ruột
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thực phẩm và Dược phẩm cho thấy hạt đu đủ sấy khô bằng mật ong có tác dụng đáng kể đối với ký sinh trùng đường ruột của con người.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng chiết xuất hạt đu đủ có thể giúp chống lại ba chủng nấm gây nhiễm trùng đường ruột. Tác dụng này nhờ enzym phân giải protein chứa trong hạt đu đủ.
2. Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
Hàm lượng chất chống oxy hóa trong hạt đu đủ đã được chứng minh là có đặc tính chống ung thư.
Một nghiên cứu cho thấy hiệu quả của chiết xuất hạt đu đủ trong việc ngăn ngừa sự phát triển của ung thư và giảm viêm. Thêm vào đó, hạt đu đủ đen có thể giúp làm giảm sự tiến triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt
3. Hỗ trợ giải độc gan
Hạt đu đủ cũng có tác dụng giúp gan thải độc tổ - Ảnh minh họa: Internet
Hạt đu đủ có vai trò ngăn chặn các gốc tự do xâm nhập và tấn công các tế bào gan. Chúng cũng giúp tạo ra các tế bào gan mới và có khả năng loại bỏ các mô chết mà không làm thay đổi hoạt động của các tế bào khỏe mạnh. Chức năng này chủ yếu nhờ sự hiện diện của enzyme kích hoạt cytochrom P 450 isoenzyme trong gan có tên myrosinase.
4. Cải thiện hệ tiêu hóa
Hạt đu đủ có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, đóng vai trò quyết định đối với hệ tiêu hóa.
Nghiên cứu cho thấy chiết xuất hạt đu đủ rất hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn E. coli, Salmonella, Staphylococcus và các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác trong hệ thống tiêu hóa.
Hạt đu đủ cũng có tác dụng hiệu quả trong việc ngăn ngừa nguy cơ loét dạ dày.
5. Ngăn ngừa tổn thương thận
Sử dụng quá nhiều các loại thuốc chứa thành phần paracetamol có thể khiến thận bị nhiễm độc. Hoạt chất phytochemical nephroprotective trong đu đủ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ thận bị tổn thương.
6. Ngăn ngừa táo bón
Không chỉ quả mà hạt đu đủ cũng giúp ngừa táo bón - Ảnh minh họa: Internet
Chất xơ trong hạt đu đủ cũng có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa triệu chứng táo bón thông thường.
Ăn hạt đu đủ như thế nào?
Đu đủ chín sau khi ăn bạn hãy giữ lại hạt, sửa sạch, để ráo nước hoặc phơi khô ngoài nắng. Hạt đu đủ sau khi khô, không còn dấu hiệu ẩm đem nghiền chỏ, bảo quản trong hộp đậy nắp, tránh ánh sáng.
Bạn hãy giữ lại hạt đu đủ chín để sử dụng thường xuyên - Ảnh minh họa: Internet
Hạt đu đủ chín đã nghiễn nát có thể thay thế hạt tiêu đen hoặc thêm vào các món salad với liều lượng khoảng một muỗng cà phê mỗi ngày.
Tác dụng phụ khi sử dụng quá nhiều hạt đu đủ
Hạt đu đủ mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức hạt đu đủ có thể khiến cơ thể bạn gặp phải tình trạng máu không đông.
Một số thành phần trong hạt đu đủ cũng có nguy cơ làm giảm số lượng tinh trùng và khả năng vận động của tinh trùng ở nam giới.
Tiêu thụ quá nhiều hạt đu đủ cũng có thể gây hại cho cơ thể bạn. Tiêu biểu là tình trạng ADN bị hư hại, một số tế bào khỏe mạnh trong cơ thể cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng do sự hiện diện của hoạt chất benzyl isothiocyanate.
Tin nổi bật
- Gừng có thể làm tăng tác dụng của thuốc tim mạch, huyết áp
25/10/2022 - 09:27:21
- 11 bài thuốc từ cây tía tô chữa bệnh thường gặp
21/10/2022 - 09:24:50
- Đương quy bổ máu, những trường hợp nào không nên dùng?
14/10/2022 - 10:53:10
- 12 loại thực phẩm, đồ uống tăng cường miễn dịch chống lại cảm lạnh
06/10/2022 - 10:13:16
- 9 cách tự nhiên ngăn ngừa cơn đau dạ dày
26/09/2022 - 10:28:12
- Không để lãng phí nguồn dược liệu quý hiếm vùng Tây Nguyên
26/09/2022 - 10:23:59