5 dấu hiệu trẻ bị tật khúc xạ
Trẻ có vấn đề về thị lực thường nheo mắt, dụi mắt quá mức hoặc xem tivi, điện thoại quá gần, hay nhức đầu.
Trẻ em dễ gặp các vấn đề thị lực do thường xuyên đọc sách, tiếp xúc với thiết bị điện tử như tivi, điện thoại, máy tính. Đôi khi phụ huynh khó phát hiện các dấu hiệu sớm của con, có thể khiến tình trạng nặng hơn.
Dưới đây là dấu hiệu cho thấy mắt trẻ không nhìn rõ mà phụ huynh nên lưu ý.
Hay nheo mắt
Trẻ thường xuyên nheo mắt có thể do khó tập trung vào hình ảnh. Nheo mắt có thể hạn chế lượng ánh sáng lọt vào mắt, tạm thời cải thiện độ rõ nét và độ tập trung vào một vật thể. Cách này cũng giúp điều chỉnh hình dạng của mắt, nhờ đó trẻ nhìn rõ hơn trong thời gian ngắn.
Trẻ nheo mắt thường xuyên có thể do rối loạn thị lực, không thể nhìn rõ một vật ở một thời điểm nào đó.
Đau đầu thường xuyên
Khi trẻ đọc hoặc thực hiện các hoạt động ở gần, hai mắt hướng về một phía. Khả năng hội tụ của mắt suy giảm gây ra viễn thị (khả năng nhìn gần kém) có thể dẫn đến căng hoặc mỏi cơ mắt, đau đầu dữ dội.
Ngoài đau đầu, trẻ còn khó nhận rõ hình ảnh hoặc từ ngữ bị nhân đôi, mờ mắt. Các bệnh về mắt khác gây đau đầu ở trẻ bao gồm nhiễm trùng mắt cấp tính, chứng sợ ánh sáng, giả u não...
Trẻ thường xuyên đau đầu có thể do vấn đề thị lực. Ảnh: Freepik
Dụi mắt quá mức
Trẻ dụi mắt quá mức có thể do mỏi mắt. Tình trạng này cũng có thể xuất phát từ nhiều chứng rối loạn thị lực khác nhau như viêm kết mạc dị ứng. Đeo kính có tác dụng giảm căng thẳng cho mắt và hỗ trợ tầm nhìn tốt hơn.
Ngồi quá gần tivi hoặc các thiết bị khác
Ngồi quá gần tivi, cúi sát đầu đọc sách và cầm điện thoại hoặc máy tính bảng quá gần mắt là những dấu hiệu phổ biến khác của thị lực kém. Trẻ mắc chứng cận thị có khả năng nhìn kém ở khoảng cách xa và nhìn rõ ở khoảng cách gần. Phụ huynh nên đưa con đi khám mắt khi nhận thấy các biểu hiện này ở trẻ.
Khó tập trung
Quá trình chuyển trọng tâm mắt của trẻ từ các vật ở gần sang khoảng cách xa đòi hỏi tính chính xác và nhanh chóng, nhất là trong lớp học. Các bé thường chuyển đổi tầm nhìn linh hoạt từ sách giáo khoa sang bảng đen hoặc máy tính. Những trẻ có vấn đề về thị lực thường khó nhìn, có thể lơ là trong việc học và làm bài tập ở trường.
Ngoài những dấu hiệu trên, trẻ thường xuyên nghiêng đầu khi cố gắng tập trung, điều chỉnh tầm nhìn để nhìn rõ hơn cũng cảnh báo giảm thị lực.
Phụ huynh nên cho trẻ khám mắt định kỳ 6 tháng một lần để chẩn đoán vấn đề ở giai đoạn đầu và khắc phục sớm. Bé sẽ được kiểm tra các tật khúc xạ, thị lực hai mắt cũng như hướng dẫn cách bỏ thói quen xấu.
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Nguy cơ cao bùng phát bệnh sởi, ho gà ở các tỉnh phía Nam
12/06/2024 - 10:20:41
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- Sỏi tiết niệu: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh
10/05/2024 - 11:17:42