Tập thở giúp ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa, mất ngủ, căng thẳng
Cách chúng ta thở ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Đây là lý do tại sao áp dụng một nhịp điệu thở hài hòa giúp chống lại một cách tự nhiên các tác động có hại của việc tiêu hóa kém, ngủ không yên giấc hoặc căng thẳng quá mức...
Kể từ khi cất tiếng khóc chào đời, chúng ta đã thở. Hầu như luôn theo cách vô thức. Hít thở nuôi dưỡng tất cả các tế bào trong cơ thể, được cung cấp năng lượng chủ yếu bởi oxy. Chính nhờ hơi thở mà chất độc được đào thải và loại bỏ.
Tiến sĩ Florence Villien, nhà nghiên cứu về sinh lý, người thiết kế một phương pháp rèn luyện hô hấp (Pháp) mới đưa ra lời khuyên và bài tập gợi ý cách thở giúp ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa, mất ngủ và căng thẳng...
Tập thở giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Tập thở giúp tiêu hóa nhẹ nhàng hơn
Trong tâm trí của chúng ta nghĩ rằng thở bằng phổi. Tuy nhiên, có nhiều cơ tham gia vào quá trình này, chẳng hạn như cơ hoành mà chúng ta kích thích khi thở bằng bụng. Trong trạng thái tĩnh lặng và yên bình, bụng phình ra khi hít vào: Phổi có thể chứa đầy oxy và kéo thấp xuống lồng ngực. Nó cũng kích thích các cơ của bụng, giúp cải thiện quá trình chuyển hóa, thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn.
Nhưng khi ta tức giận, căng thẳng hoặc lo lắng, cơ hoành bị tê liệt và chặn sự giãn nở của phổi. Hậu quả: Sự chèn ép của dạ dày gây ra các vấn đề về tiêu hóa, co thắt thực quản và rối loạn đường ruột.
Kỹ thuật thở đúng: Để hít thở tốt hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hãy tập thư giãn sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Nằm ngửa, hít thở sâu bằng lỗ mũi, hãy tưởng tượng rằng không khí đang hướng thẳng đến bụng của bạn để làm phồng nó lên như một quả bóng bay. Sau đó, thở ra từ từ cho đến khi bạn rút hết rốn để làm rỗng dạ dày, trước khi giải phóng cơ hoành và không khí còn lại trong phổi. Thực hiện ít nhất năm nhịp thở liên tiếp. Bằng cách này giúp kích thích gan, lá lách, tuyến tụy và ruột, việc "xoa bóp" hô hấp này có thể đẩy nhanh quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể.
Tập thở giúp ngăn ngừa mất ngủ, căng thẳng.
Tập thở hỗ trợ ngủ ngon
Vào ban đêm, trong giấc ngủ sâu, chúng ta thường thở đều đặn. Ngoại trừ những trường hợp căng thẳng, gây mất ngủ và có những giấc mơ xấu, hoặc chứng ngưng thở khi ngủ gây ra hiện tượng thở giật và/hoặc không đầy đủ.
Để đi vào giấc ngủ ngon hơn, mỗi buổi tối vào giờ buồn ngủ, hãy cố gắng để bản thân thở chậm hơn, chỉ là trong vài phút, để làm chậm nhịp tim, làm dịu hệ thần kinh và dần dần đạt được sự bình tĩnh. Tuy nhiên, chậm hơn không có nghĩa là ít sâu hơn: Cần hít vào rồi thở ra cho hết. Hơi thở phải sâu, giống như một tiếng thở dài nhẹ nhõm.
Kỹ thuật đúng: Để có một giấc ngủ nhanh và sâu, hãy thử phương pháp 4-7-8 do Tiến sĩ Andrew Weil của Đại học Harvard (Mỹ), chuyên gia về y học thay thế và thở thư giãn đưa ra.
Nằm trước khi đi ngủ, thải hết không khí ra khỏi phổi bằng cách thở ra bằng miệng. Ngậm miệng lại và hít vào từ từ bằng mũi trong khi đếm nhẩm đến 4. Giữ hơi thở đếm đến 7. Thở mạnh ra bằng miệng bằng cách đếm đến 8. Lặp lại cách thở 4-7-8 bốn lần…
Tập thở giúp tâm trí bình yên
Căng thẳng quá mức và những cảm xúc lặp đi lặp lại hoặc dữ dội làm gián đoạn cơ chế thở và thông khí tự nhiên. Để chống lại tình trạng giảm thông khí (tăng nhịp tim) thường thấy, cần phải "lập trình lại" hơi thở. Theo đó, nín thở, phổi đầy và rỗng, là lý tưởng để luyện tập hàng ngày ngay khi sức ép tăng lên và có thể lặp lại hai đến ba lần tùy thuộc vào gánh nặng cảm xúc.
Kỹ thuật đúng: Hít thở sâu và sau đó nín thở. Cố gắng giữ lâu nhất có thể, thường từ 8 đến 15 giây. Tiếp đó, thở ra chậm và dài. Khi kết thúc quá trình thở ra, giữ nguyên thêm 4 đến 5 giây trong tình trạng ngưng thở. Sau đó tiếp tục thở bình thường: Bạn sẽ nhận thấy rằng hơi thở đã chậm lại.
Tin nổi bật
- Bài tập tốt cho người bạch tạng
01/07/2024 - 09:57:44
- Biện pháp khắc phục chứng buồn ngủ ban ngày
28/06/2024 - 10:03:55
- Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?
27/06/2024 - 09:42:43
- 5 bài tập giúp tăng sức mạnh trí não
26/06/2024 - 14:51:43
- Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe
24/06/2024 - 10:51:23
- Bài tập giảm triệu chứng cho người bệnh áp xe hậu môn
20/06/2024 - 10:16:19