Các động tác giúp giảm đau do thoái hóa cột sống thắt lưng và cổ
Thoái hóa cột sống có thể gây ra những cơn đau đớn cho người bệnh trong sinh hoạt. Để giúp người bệnh giảm bớt những cơn đau đớn này, một số cách sau đây sẽ giúp bạn.
Thoái hóa cột sống thắt lưng phát triển ở các đốt sống nằm ở lưng dưới. Nó không gây cứng hay sưng tấy, nhưng đôi khi rất đau nhức khi di chuyển hoặc đứng quá lâu.
Thoái hóa cột sống thắt lưng, cổ.
Thoái hóa cột sống cổ ảnh hưởng đến đốt sống cổ, thường xảy ra sau một cú sốc, tai nạn hoặc cử động đầu lặp đi lặp lại. Hậu quả là cổ cứng lại, cơn đau (có thể chịu được) trở thành mạn tính và sau đó người bệnh sẽ khó quay đầu hơn trong các cử động đơn giản hàng ngày.
Bơi, thể dục cho lưng, yoga và thái cực quyền là những môn thể thao ít gây chấn thương nhất đối với bệnh thoái hóa khớp cột sống. Song bạn cần chú ý khi thực hiện động tác với các tư thế gây căng hoặc vặn lưng dưới, quay cổ cần làm thật chậm thay vì cố gắng kéo giãn chúng.
Khi lái xe, ta nên lưu ý giữ đúng vị trí cho phần lưng dưới, tốt nhất nên nâng lưng ghế lên để không bị chùng, đỡ lưng dưới bằng một tấm đệm nhỏ và điều chỉnh vô lăng để lái bằng khuỷu tay cong.
Về phần khớp cổ, điện thoại di động là nguyên nhân chính gây đau mỏi, đặc biệt là khi nó được đặt giữa tai và vai để nói chuyện trong khi giữ cho tay được rảnh. Điều này khiến vai bị kéo lên và cổ bị vẹo, đồng thời làm tăng nguy cơ bị đau mỏi.
Làm mềm cổ giúp giảm đau do thoái hóa cột sống
Bài tập cho cột sống cổ.
Khi đầu khó vận động, phải thực hiện tập luyện.
Ngồi trên thành ghế với tư thế thẳng lưng, đầu thẳng hàng với cột sống. Hít thở trong một phút. Sau đó, khi bạn thở ra, từ từ quay đầu sang trái (cằm ngang vai), không gắng sức. Giữ trong vài giây. Làm tương tự với bên phải.
Sau đó, khi thở ra, bạn nghiêng đầu sang trái (tai ngang vai). Giữ nguyên vài giây và lặp lại ở bên phải.
Cuối cùng, khi thở ra, cúi đầu về phía trước. Sau một vài giây, ngửa đầu ra phía sau một cách nhẹ nhàng.
Chăm sóc cánh tay
Làm mềm vai. Nằm ngửa trên thảm trải sàn, gáy tựa trên một chiếc gối nhỏ, giơ cánh tay phải theo chiều thẳng đứng đồng thời đặt bàn tay trái ngang với khuỷu tay. Khi thở ra, hãy từ từ đẩy cánh tay phải của bạn về phía sau. Dừng lại ở cảm giác khó chịu hoặc đau đầu tiên.
Giữ nguyên tư thế trong khoảng mười giây trước khi đưa cánh tay trở lại phương thẳng đứng.
Lặp lại năm lần cho mỗi bên. Thả lỏng khuỷu tay.
Ngồi trên ghế với tư thế thẳng lưng, giơ cánh tay phải ra trước mặt, dùng bàn tay trái đỡ khuỷu tay. Không gắng sức, nắm tay phải lại và sau đó thở ra, vừa cố gắng hạ cẳng tay xuống vừa giữ khuỷu tay.
Giữ nguyên mười giây ở vị trí này, sau đó thả lỏng.
Thực hiện năm lần cho mỗi bên.
Tin nổi bật
- Bài tập tốt cho người bạch tạng
01/07/2024 - 09:57:44
- Biện pháp khắc phục chứng buồn ngủ ban ngày
28/06/2024 - 10:03:55
- Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?
27/06/2024 - 09:42:43
- 5 bài tập giúp tăng sức mạnh trí não
26/06/2024 - 14:51:43
- Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe
24/06/2024 - 10:51:23
- Bài tập giảm triệu chứng cho người bệnh áp xe hậu môn
20/06/2024 - 10:16:19