Bấm huyệt hỗ trợ điều trị tiểu ra máu
Tiểu ra máu là hiện tượng khi đi tiểu có lẫn máu tươi hay máu đông trong nước tiểu.
Theo đông y nguyên nhân gây tiểu ra máu chủ yếu do thận hư, bàng quang thấp nhiệt. Sức đề kháng suy giảm quá mức gặp phải các tác nhân gây bệnh làm cho bàng quang không khí hóa được, vừa hư, vừa bị thấp nhiệt tích tụ lâu ngày ở hạ tiêu sinh ra bệnh.
1. Các huyệt vị cần tác động hỗ trợ điều trị tiểu ra máu
1.1 Huyệt đại lăng
- Vị trí huyệt:
Huyệt ở ngay trên lằn nếp cổ tay, khe giữa gân cơ gan tay lớn và bé. Hoặc có thể xác định bằng cách gấp các ngón tay vào lòng bàn tay, đầu ngón tay giữa chạm vào lằn chỉ (văn) tay ở đâu thì đó là huyệt đại lăng.
- Cách thực hiện:
Dùng lực đầu ngón tay cái bấm vào huyệt vị trong khoảng 1- 2 phút; dừng lại khoảng 30 giây và đổi sang bấm huyệt ở tay còn lại.
Công dụng: Thanh nhiệt, lương huyết.
1.2 Huyệt quan nguyên
- Vị trí huyệt:
Huyệt nằm ngay dưới rốn, cách rốn khoảng 6 – 10cm. Đặt 4 ngón tay để ngón trỏ chạm rốn, vị trí của ngón tay út chính là huyệt quan nguyên. Huyệt thuộc hệ thống kinh cân-cơ, bao gồm: Can, thận, tỳ; cũng là huyệt vị thứ 26 của kinh bàng quang.
- Cách thực hiện:
Dùng tay ấn vào huyệt với một lực vừa phải, giữ khoảng từ 2 phút. Nếu như chưa đến thời gian này mà bạn lại cảm thấy đau không chịu được nữa, thì bạn bỏ tay ra nhanh, thư giãn trong vài giây rồi lại tiếp tục làm lại.
Công dụng: Bổ thận, bổ khí, điều huyết, hồi dương, tăng sức, trị suy nhược toàn thân.
1.3 Huyệt tam âm giao
- Vị trí huyệt:
Từ đỉnh mắt cá trong đo lên trên ngang 1 khoát bàn tay, huyệt ở chỗ lõm sát bờ sau xương chày.
- Cách thực hiện:
Một tay gập nhẹ vừa đủ ôm lấy cổ chân. Tay còn lại tác động lên huyệt đạo với một lực vừa phải nhưng đủ lực không quá mạnh cũng không quá nhẹ. Bấm thẳng góc đầu ngón tay cái để đạt hiệu quả điều trị tốt.
Công dụng: Huyệt tam âm giao có tác dụng bổ tỳ thổ, trợ vận hóa, thông khí trệ, sơ can ích thận, chữa các bệnh đường sinh dục, tiết niệu.
2. Món ăn hỗ trợ trị tiểu ra máu
Bài 1: Rễ cỏ tranh trắng 250g, gạo 50g. Rễ cỏ tranh sắc lấy nước, bỏ bã, cho gạo vào nấu cháo loãng, thêm đường phèn, ăn nóng. Ngày ăn 2 lần.
Công dụng: Thanh nhiệt, chỉ huyết, trị tiểu ra máu, tiểu khó, chảy máu cam.
Bài 2: Hạt ý dĩ 60g, gạo tẻ 100g. Nấu thành cháo, chia ăn trong ngày.
Công dụng: Thanh nhiệt, mát huyết, giảm đau, trị tiểu ra máu
Bài 3: Hồng khô 2 quả, cỏ bấc đèn 6g, rễ cỏ tranh 30g, đường trắng. Sắc nước uống.
Công dụng: hanh nhiệt">Thanh nhiệt, lợi niệu, trị tiểu ra máu.
Bài 4: Mướp đắng 300g bỏ ruột, thái mỏng, thịt lươn 150g, cắt miếng. Nấu chín chia ăn 2 lần trong ngày.
Công dụng: Bổ âm, bổ huyết thanh nhiệt, giải độc, trị tiểu ra máu.
Tin nổi bật
- Bài tập tốt cho người bạch tạng
01/07/2024 - 09:57:44
- Biện pháp khắc phục chứng buồn ngủ ban ngày
28/06/2024 - 10:03:55
- Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?
27/06/2024 - 09:42:43
- 5 bài tập giúp tăng sức mạnh trí não
26/06/2024 - 14:51:43
- Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe
24/06/2024 - 10:51:23
- Bài tập giảm triệu chứng cho người bệnh áp xe hậu môn
20/06/2024 - 10:16:19