Bài thuốc trị hen suyễn do phong hàn
Trời trở lạnh là điều kiện thuận lợi khiến bệnh nhân hen suyễn rất dễ trở bệnh, hay còn gọi là hen suyễn do phong hàn.
Thay đổi cấu trúc đường dẫn khí trong bệnh hen suyễn.
Hen suyễn do phong hàn phạm phế (tà khí lạnh ở ngoài xâm nhập vào phổi), phần nhiều do nhiễm lạnh. Biểu hiện suyễn thở gấp, tức ngực, sợ lạnh, ho có đờm nhiều màu trắng, cơn phát lúc trời trở lạnh, về đêm; đau đầu, sợ lạnh, người mát, không ra mồ hôi, không khát nước, nước tiểu trong, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt.
Theo y học hiện đại hen phế quản là tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí (phế quản) gây nên phù và chít hẹp đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè. Khi gặp tác nhân như (viêm, co thắt phế quản, dị ứng…) tình trạng chít hẹp đường thở gia tăng càng gây khó thở, thậm chí không thở được của người bệnh, được gọi là lên cơn hen.
Theo y học cổ truyền hen suyễn bệnh chủ yếu do ngoại tà xâm nhập, đàm tắc tạng phế gây ra. Nguyên nhân liên quan chức năng nội tạng suy yếu, mà tà khí (phong hàn, phong nhiệt, phong đàm) xâm nhiễm đều có thể gây bệnh hen suyễn.
Tô tử - vị thuốc chủ dược trong bài thuốc Tô tử giáng khí thang trị hen suyễn.
Bài thuốc cổ phương gia giảm thường dùng hỗ trợ trị hen suyễn
Tô tử giáng khí thang (Hòa tễ cục phương)
- Gồm các vị thuốc: Tô tử 12g, trần bì 8g, nhục quế 3g, đương qui 12g, tiền hồ 12g, chế bán hạ 12g, hậu phác 8g, chích thảo 6g, sinh khương 3 lát.
- Cách dùng: Sắc ngày 1 thang chia 3 lần, uống ấm hoặc tán bột uống.
- Công dụng: Giáng khí bình suyễn, ôn hóa hàn thấp.
- Chủ trị: Đàm dãi ủng thịnh, ho suyễn đoản khí, ngực bụng đầy chướng, bệnh ho suyễn.
- Dẫn giải phương thuốc:
Tô tử trị ho bình suyễn. Chế bán hạ giáng nghịch trừ đờm là chủ dược.
+ Hậu phác, trần bì, tiền hồ hợp lực tuyên phế giáng khí hóa đờm, chỉ khái.
+ Nhục quế để ôn thận nạp khí.
+ Đương qui dưỡng huyết và làm giảm bớt tính táo của các vị thuốc.
+ Cam thảo kiện tỳ điều hòa các vị thuốc. Sinh khương hòa vị giáng nghịch.
+ Các vị hợp lại thành bài giáng khí trừ đờm, bình suyễn chỉ khái.
Bán hạ chế.
Gia giảm:
- Nếu trường hợp đờm nhiều, ho suyễn, khó thở nặng không nằm được gia trầm hương để tăng cường giáng khí bình suyễn.
- Nếu kiêm biểu chứng phong hàn (các triệu chứng sợ gió, sợ lạnh, không mồ hôi…) bỏ nhục quế, đương qui, gia ma hoàng, hạnh nhân hoặc tô diệp để sơ tán phong hàn.
Trên lâm sàng bài thuốc được dùng để chữa các chứng bệnh hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn, ho khó thở, đờm thịnh, thận khí bất túc. Tuy nhiên phế vị cùng hư sinh ho suyễn không dùng phương này.
Các phương thuốc khác
+ Trị suyễn do phong hàn phạm phế: Phối hợp bài Tiểu thanh long thang gia giảm, gồm các vị thuốc: Ma hoàng 12g, bạch thược 14g, bán hạ 12g, chích thảo 8g, quế chi 8g, ngũ vị tử 6g, tế tân 6g, sinh khương 12g, Sắc uống ấm, ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Tác dụng: Giải biểu, tán hàn, ôn phế, hóa ẩm.
+ Trị suyễn do phong hàn phạm phế: Phối hợp bài Định suyễn thang gồm các vị thuốc: Ma hoàng 12g, tang bạch bì 12g, hạnh nhân 8g, bán hạ 12g, bạch quả 10g, tô tử 8g, hoàng cầm 12g, khoản đông hoa 12g, cam thảo 4g. Sắc nước uống ấm, ngày 1 thang chia làm 3 lần.
Tác dụng: Giáng khí bình suyễn, ôn hóa đàm thấp, thanh nhiệt.
Tin nổi bật
- Bài tập tốt cho người bạch tạng
01/07/2024 - 09:57:44
- Biện pháp khắc phục chứng buồn ngủ ban ngày
28/06/2024 - 10:03:55
- Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?
27/06/2024 - 09:42:43
- 5 bài tập giúp tăng sức mạnh trí não
26/06/2024 - 14:51:43
- Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe
24/06/2024 - 10:51:23
- Bài tập giảm triệu chứng cho người bệnh áp xe hậu môn
20/06/2024 - 10:16:19