7 huyệt giúp giảm đau bụng kinh chị em nên biết
Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của nhiều chị em mỗi khi đến ngày 'đèn đỏ'. Để những ngày này trải qua êm đềm, chị em nên biết những huyệt vị đơn giản để day ấn giúp giảm đau.
1. Đau bụng kinh có nguyên nhân cụ thể không?
Thông thường đau bụng kinh thường không rõ nguyên nhân, còn gọi là đau bụng kinh nguyên phát hoặc đau bụng kinh vô căn, thường không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Một số trường hợp khác là do các bệnh lý sản phụ khoa, đặc biệt là lạc nội mạc tử cung…
Trong Y học cổ truyền có câu "thống tắc bất thông, thông tắc bất thống", nghĩa là tình trạng đau là do sự không thông, ách tắc mà ra và nếu ách tắc ấy được giải quyết thì cơn đau sẽ chấm dứt. Thông thường để điều trị tình trạng này thường sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau, giảm co thắt.
Y học cổ truyền cũng có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như dùng các thuốc thảo dược, sử dụng các liệu pháp châm cứu và đơn giản hơn là sử dụng phương pháp bấm huyệt.
2. Cách xác định những huyệt đơn giản cho chị em trước khi... đến ngày
2. 1. Huyệt tam âm giao
Huyệt ở mặt trong cẳng chân. Từ đỉnh mắt cá trong, đo thẳng lên 4 khoát ngón tay là vị trí huyệt tam âm giao.
Trước khi bị đau bụng kinh nên day ấn huyệt tam âm giao để giảm triệu chứng.
Huyệt ở mặt trước cẳng chân. Tư thế ngồi buông thõng chân, đặt lòng bàn tay lên gối cùng bên, ngón giữa đặt lên xương ống quyển, các ngón còn lại hơi mở nhẹ ra, đầu ngón đeo nhẫn chính là vị trí huyệt túc tam lý.
2.3 Huyệt huyết hải
Huyệt nằm mặt trong đùi. Tư thế ngồi co gối, chân buông thõng, úp lòng bàn tay vào xương bánh chè (ụ xương ở đầu gối) với các ngón tay hướng về phía thân người, ngay tại ngón cái chính là vị trí huyệt, ấn vào sẽ thấy ê tức.
4. Huyệt khí hải
Huyệt ở vùng bụng dưới rốn. Từ giữa rốn đo xuống 2 khoát ngón tay.
5. Huyệt quy lai
Huyệt ở vùng bụng dưới. Từ rốn đến bờ trên xương mu chia thành 5 phần bằng nhau. Ở phần thứ 4/5 đo ngang qua 3 khoát ngón tay là huyệt quy lai.
6. Huyệt tử cung
Huyệt ở vùng bụng dưới. từ rốn đến bờ trên xương mu chia thành 5 phần bằng nhau. Ở phần thứ 4/5 đo ngang qua 4 khoát ngón tay là huyệt tử cung.
7. Huyệt khí xung
Huyệt ở vùng bụng dưới. Ngay bờ trên xương mu, đo ra 3 khoát ngón tay là huyệt khí xung.
3. Cách day ấn huyệt giảm đau bụng kinh
Chị em phụ nữ có đau bụng kinh cần ghi nhớ 7 huyệt này để day ấn hoặc dùng đầu ngón tay bấm vào nhiều lần ở cả hai bên cơ thể, lần lượt từ dưới chân rồi lên đến vùng bụng. Mỗi huyệt day bấm khoảng 2 phút, sao cho đạt được cảm giác đắc khí (cảm giác tức, nặng, mỏi, thốn).
Day bấm lần lượt từng huyệt, mỗi lần lặp lại 3 chu kỳ. Mỗi ngày day ấn 3 lần vào các buổi sáng, chiều, tối liên tục 3 – 7 ngày trước khi hành kinh. Trong quá trình hành kinh cũng day bấm tương tự.
Khi được kích thích, khí huyết ứ trệ ở các kinh mạch liên quan sẽ lưu thông, giải quyết được cơn đau. Ngoài ra có thể làm ấm các huyệt trên và cả vùng bụng bằng cách xoa xát, hơ ấm bằng ngải cứu để tăng tác dụng giảm đau. Bên cạnh đó, các chị em cần nằm nghỉ ngơi, thả lỏng và ngủ đủ giấc.
Lưu ý
nếu xảy ra các trạng như ra máu bất thường, lượng kinh quá nhiều hoặc kinh kéo dài, chóng mặt, hoa mắt, hoặc có các dấu hiệu khác không giống với tình trạng đau bụng kinh bản thân hay có trước đây, hoặc sau khi thực hiện day bấm huyệt như trên vài chu kỳ nhưng không cải thiện thì các chị em cần đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị chuyên sâu.
Tin nổi bật
- Bài tập tốt cho người bạch tạng
01/07/2024 - 09:57:44
- Biện pháp khắc phục chứng buồn ngủ ban ngày
28/06/2024 - 10:03:55
- Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?
27/06/2024 - 09:42:43
- 5 bài tập giúp tăng sức mạnh trí não
26/06/2024 - 14:51:43
- Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe
24/06/2024 - 10:51:23
- Bài tập giảm triệu chứng cho người bệnh áp xe hậu môn
20/06/2024 - 10:16:19