10 nguyên nhân gây đau dạ dày
Tổn thương dạ dày thường bắt nguồn từ đường tiêu hóa nhưng cũng có thể do nhiều bất thường khác có liên quan đến hệ tuần hoàn, đường tiết niệu, hô hấp...
1. Không dung nạp gluten (một loại protein trong lúa mì)
Tình trạng nghiêm trọng nhất của không dung nạp gluten là rối loạn tự miễn dịch. Gluten ảnh hưởng đến ruột non, khiến ruột không hoạt động bình thường và không hấp thu được các chất dinh dưỡng. Bệnh thường gây đầy hơi, đau nhẹ đến nặng hơn và mệt mỏi.
Khi ruột non không có khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, dẫn đến bệnh tiêu chảy mạn tính, giảm cân, suy dinh dưỡng.
2. Vấn đề về tuyến giáp
Tuy nằm ở vị trí cổ nhưng tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến phần dưới của cơ thể. Trong cơ thể, tuyến giáp chịu trách nhiệm điều chỉnh các chức năng và đường tiêu hóa.
Khi tuyến giáp sản xuất nhiều hormone gây hội chứng cường giáp, tăng hoạt động của đường tiêu hóa dẫn đến bệnh tiêu chảy, chuột rút vùng bụng.
Ngược lại, hội chứng suy giáp, là khi tuyến giáp sản xuất ít hormone, làm chậm hoạt động của đường tiêu hóa, gây bệnh táo bón và đầy hơi.
3. Ký sinh trùng
Ký sinh trùng Giardia, Cryptosporidium trong hồ bơi, nước uống ô nhiễm, ổ dịch bệnh, rượu táo chưa qua tiệt trùng, là những thủ phạm gây đau dạ dày.
Những sinh vật đơn bào nhỏ xíu này gây chuột rút, bệnh tiêu chảy, cảm giác buồn nôn, kéo dài 2 - 10 ngày sau khi nhiễm bệnh nếu do ký sinh Cryptosporidium, và 1 - 3 tuần lễ nếu do ký sinh Giardia.
4. Viêm ruột
Viêm ruột (viêm bên trong ruột non, ruột già) gây sẹo, tắc ruột, đau bụng, chảy máu trực tràng. Triệu chứng bệnh có thể bùng phát hoặc giảm dần theo chu kỳ nên khó chẩn đoán.
Bệnh cần được theo dõi chặt chẽ đề phòng dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như ung thư.
5. Hội chứng kích ứng ruột
Kích ứng ruột gây đau bụng mạn tính, thay đổi hoạt động của ruột nhưng không gây viêm, chảy máu trực tràng hay phát triển thành ung thư.
Bệnh phổ biến ở phụ nữ hơn là đàn ông và có thể dùng thuốc giảm đau để giảm bớt triệu chứng của bệnh.
6. Căng thẳng
Căng thẳng dẫn đến đau đầu, tăng huyết áp, mất ngủ và những vấn đề về dạ dày. Tình trạng căng thẳng cũng liên quan đến tiêu hóa, như ăn uống kém ngon, giảm cân. Đau bụng dai dẳng cũng khiến tâm trạng trở nên căng thẳng, lo lắng.
7. Ngộ độc thực phẩm
Trường hợp nghiêm trọng, ngộ độc thực phẩm có thể dẫn đến tử vong. Những triệu chứng của ngộ độc thường kéo dài 1 - 2 ngày, có thể lâu hơn nếu ngộ độc do vi-rút.
8. Ung thư
Ung thư ở bất kỳ bộ phận nào như gan, tuyến tụy, dạ dày, túi mật, buồng trứng đều có thể gây đau dạ dày, nhưng thường ở giai đoạn muộn.
9. Viêm ruột thừa
Ai cũng có thể bị viêm ruột thừa. Bệnh bắt đầu bằng cơn đau ở giữa, rồi dần sang bên phải bụng. Nếu không được cắt bỏ, ruột thừa bị vỡ dẫn đến viêm phúc mạc rất nguy hiểm đến tính mạng.
10. Tác dụng phụ của thuốc
Bất cứ loại thuốc nào cũng có nguy cơ gây tác dụng phụ, gồm có đau bụng. Thuốc duy trì mật độ xương, ngừa loãng xương, gây viêm và đau dưới thực quản. Nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroids cũng gây viêm thành dạ dày, dẫn đến u loét dạ dày.
Tin nổi bật
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Thường xuyên ợ nóng là biểu hiệu của bệnh gì?
22/01/2024 - 11:05:39
- Cách giảm đầy hơi, chướng bụng
05/07/2023 - 16:13:34
- 6 thói quen tốt buổi sáng giúp cải thiện đường ruột
01/04/2023 - 10:23:02
- Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
15/02/2023 - 10:35:50