Nguyên GĐ Bệnh viện E: Đây là những người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao nhất
Ung thư dạ dày là một trong những căn bệnh ung thư nguy hiểm và có tỷ lệ mắc lớn nhất trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Bệnh nhân thường đến viện khi giai đoạn đã muộn.
Ân hận của ông bố trẻ
Đến bệnh viện Ung bướu Hưng Việt cấp cứu vì bụng chướng to, đau, anh Nguyễn Văn Th. (32 tuổi, quê Quảng Bình) được bác sĩ chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Anh Th đã được phẫu và hóa trị 6 đợt do sức khỏe kém, bệnh tiến triển nặng việc điều trị hiện nay mục đích chăm sóc, giảm nhẹ.
Theo người nhà của anh Th, ảnh chỉ mới phát hiện bệnh được một thời gian. Ban đầu thường xuyên đau bụng thượng vị, nhưng anh không đi khám, vì sợ phát hiện bệnh thêm lo.
Đến khi đau bụng, đi đại tiện phân đen anh mới chịu đi khám lúc này ung thư dạ dày di căn phúc mạc. Dù đã được cắt dạ dày nhưng bệnh không tiến triển mà ngày càng nặng hơn. Lúc nào anh Th cũng ân hận vì không chịu đi kiểm tra sức khỏe bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh từ sớm.
Cũng giống anh Th, trường hợp của Hoàng Văn K. (26 tuổi, quê Lạng Sơn) vào bệnh viện K vì đau bụng và nội soi tuyến dưới có u ở dạ dày. Theo người nhà bệnh nhân trước đây anh K đã điều trị viêm dạ dày, nhưng khoảng 2 năm nay bỏ không điều trị vì thấy bệnh đỡ.
Gần đây, khi thấy thường xuyên đau bụng, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân anh mới đi kiểm tra. Nội soi dạ dày bác sĩ phát hiện có u và bấm sinh thiết giải phẫu tế bào học ung thư dạ dày.
Hình ảnh nội soi gây ung thư dạ dày.
TS Phạm Văn Bình – Khoa Ngoại Ổ bụng, Bệnh viện K cho biết bác sĩ đã từng gặp trường hợp bệnh nhân bị ung thư dạ dày, trước đó đã bị đau dạ dày nhưng điều trị không triệt để và bỏ bẵng đến khi bệnh nặng đi kiểm tra thì phát hiện ung thư.
So với các bệnh ung thư tiêu hóa khác, ung thư dạ dày cũng là bệnh có độ ác tính cao và bệnh nhân phát hiện đều ở giai đoạn đã muộn khi ung thư đã xâm lấn nhiều.
Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì bệnh nhân có thể điều trị tốt hơn vừa giảm tốn kém kinh tế, tiên lượng cũng tốt. Hiện nay, người dân còn chưa có thói quen đi kiểm tra bệnh hoặc đi kiểm tra phát hiện có viêm loét dạ dày điều trị hết triệu chứng là bỏ bẵng không theo dõi kiểm tra tiếp.
Trường hợp của anh K và anh Th trước đó đã bị viêm loét dạ dày nhưng bệnh nhân điều trị không đến nơi đến trốn. Như anh K 2 năm trước xét nghiệm vi khuẩn Helicobacter pylori - HP một trong những yếu tố gây ung thư dạ dày hoạt động rất mạnh và tiến triển thành ung thư.
TS Bình nhấn mạnh với những người có tiền sử viêm loét dạ dày kèm theo có vi khuẩn HP thì cần tăng cường điều trị và phải kiểm tra nội soi dạ dày thường xuyên để phát hiện và sàng lọc ung thư dạ dày sớm.
Những ai dễ bị ung thư dạ dày
Theo PGS Đoàn Hữu Nghị - Nguyên Giám đốc Bệnh viện E Trung ương những người có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao nhất là những người nhiễm vi khuẩn HP, khi bị nhiễm vi khuẩn này sẽ phát triển và nhân lên gây viêm dạ dày, loét dạ dày qua quãng thời gian khoảng 5 - 10 năm sau sẽ phát triển thành ung thư dạ dày.
PGS Nghị cho biết thêm yếu tố gây ung thư dạ dày nữa đó là tuổi tác. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, vì tuổi cao gen trong tế bào không bền vững dễ bị biến loạn hơn dễ sinh ung thư hơn.
Ăn nhiều thực phẩm này có thể gây ung thư dạ dày
Ngoài ra, PGS Nghị cho biết thêm ung thư dạ dày cũng do ăn uống ví dụ người có thói quen ăn nhiều thức ăn nướng, hun khói, dưa muối khú, cá muối, ăn mặn, tẩm gia vị nhiều dễ bị ung thư dạ dày. Chính vì thế, mỗi người hãy hạn chế tối đa thực phẩm này cũng là cách phòng ung thư.
Ngoài ra, ung thư dạ dày còn liên quan đến yếu tố di truyền. PGS.TS Nghị cho biết người Châu Á mang một nguồn gen có tỉ lệ ung thư dạ dày rất cao, ví dụ Nhật Bản là cao nhất sau đó đến Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam so với người Châu Âu, người Châu Phi, người Châu Mỹ.
Hút thuốc lá cũng là tác nhân gây ung thư dạ dày, các nghiên cứu chỉ ra ung thư dạ dày ở những nam giới hút thuốc nhiều hơn ở những người không hút thuốc.
Để phòng tránh ung thư dạ dày, PGS Nghị cho biết ngoài những nguyên nhân như tuổi tác, gen thì hạn chế tối đa các tác nhân gây ung thư. Không ăn các thực phẩm như trên, không hút thuốc, không ăn mặn và đặc biệt những người trên 40 tuổi cần phải nội soi dạ dày mỗi năm 1 lần.
Ngọc Anh
Tin nổi bật
- Hội chứng ruột kích thích là bệnh khó chữa nhưng có thể kiểm soát
14/06/2024 - 10:06:25
- Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
11/06/2024 - 15:20:28
- Thường xuyên ợ nóng là biểu hiệu của bệnh gì?
22/01/2024 - 11:05:39
- Cách giảm đầy hơi, chướng bụng
05/07/2023 - 16:13:34
- 6 thói quen tốt buổi sáng giúp cải thiện đường ruột
01/04/2023 - 10:23:02
- Phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
15/02/2023 - 10:35:50