Nguyên nhân và cách điều trị nhược thị đúng cách ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên biết
Nguyên nhân và cách điều trị nhược thị đúng cách ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên biết
Nhược thị ở trẻ nhỏ là gì?
Nhược là sự suy giảm thị lực do võng mạc không được kích thích hoặc có sự tương tác bất thường về chức năng thị giác hai mắt mà không kèm theo tổn thương nhìn thấy được ở mắt, hoặc không phát hiện được nguyên nhân thực thể bằng phương pháp thăm khám. Trong trường hợp có tổn thương thực thể thì mức độ giảm thị lực đó không tương xứng với mức độ bệnh lý đi kèm. Mắt được gọi là nhược thị khi thị lực dưới 7/10 sau khi đã chỉnh kính tối ưu hoặc khi chênh lệch thị lực giữa hai mắt là trên 2/10. Nhược thị có thể bị ở một hoặc hai bên mắt, nhưng có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đúng.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhược thị ở trẻ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhược thị là mắt lác, tại Việt Nam có 2-4% trẻ bị mắt lác và 50% trong số đó bị nhược thị.
Những tật khúc xạ (viễn thị, cận thị, loạn thị, lệch khúc xạ) nhưng không được phát hiện sớm, thị lực hai mắt không đều, đeo kính không đúng số cũng là nguy cơ mắc bệnh.
Có thể do trẻ bị các bệnh khác ở mắt như sụp mí bẩm sinh, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sẹo giác mạc…
Lác mắt là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến nhược thị. Sau đó là nhược thị do tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị). Mắt bị tật khúc xạ làm cho hình ảnh thu nhận được không rõ nét, gây ra sự phát triển thị giác bất thường, dẫn đến nhược thị. Các nguyên nhân gây đục các môi trường quang học của mắt như đục thể thủy tinh bẩm sinh, đục dịch kính, sẹo giác mạc, sụp mi bẩm sinh nặng… nếu không được điều trị đúng thời điểm cũng gây nên nhược thị.
Trẻ nhược thị có thể có biểu hiện lác mắt, hay nheo mắt, nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn, đôi khi hay kêu nhức mắt, mỏi mắt. Tuy nhiên, phát hiện trẻ bị nhược thị không phải là việc dễ dàng vì nhiều trường hợp trẻ không có biểu hiện gì đặc biệt, trẻ thích nghi với điều kiện thị lực kém và chỉ được phát hiện khi khám sàng lọc. Nếu trẻ bị lác hoặc có những bất thường tại mắt thì bố mẹ có thể nhận thấy và đưa trẻ đi khám.
Điều trị nhược thị đúng cách
Điều trị nhược thị cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Các nguyên nhân gây giảm thị lực cần được bác sĩ chuyên khoa mắt xác định chính xác và can thiệp hợp lý như phẫu thuật thay thể thủy tinh bị đục, phẫu thuật sụp mi, chỉnh kính, khám và lên kế hoạch điều trị nhược thị cùng với điều trị lác mắt. Các yếu tố quyết định thành công khi điều trị nhược thị là tìm chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, tuổi của trẻ, sự phối hợp của gia đình và bệnh viện. Thời gian luyện tập thường là vài tuần đến vài tháng, tuy nhiên có thể rất lâu dài, thậm chí hằng năm, nhất là khi phát hiện muộn ở lứa tuổi 10 - 12. Sau khi đã điều trị ổn định, tùy từng trường hợp vẫn phải được điều trị duy trì hoặc theo dõi lâu dài để tránh nhược thị tái phát.
Phương pháp cơ bản nhất điều trị nhược thị là tập nhược thị như bịt mắt lành tập mắt bệnh, hoặc tra thuốc làm mờ một phần mắt lành giúp kích thích chức năng thị giác mắt bệnh. Phương pháp tập có thể là những hoạt động thị giác tích cực hoặc những máy kích thích chức năng võng mạc, luyện tập thị giác 2 mắt…
Trúc Chi
Tin nổi bật
- 7 loại thực phẩm giúp bạn trẻ trung, ngăn ngừa lão hoá
04/07/2024 - 10:04:04
- 5 lợi ích tuyệt vời khi đắp mặt nạ vào mùa hè
02/07/2024 - 10:31:00
- 5 công thức tắm trắng da đơn giản tại nhà
02/07/2024 - 10:16:25
- Cắt giảm tinh bột để giảm cân sao cho đúng?
01/07/2024 - 10:02:46
- Sai lầm cần tránh khi tập Squat giúp vòng 3 săn chắc
26/06/2024 - 14:48:50
- Những vùng da dễ xuất hiện nếp nhăn và cách chăm sóc phù hợp
20/06/2024 - 10:32:37