Tử vong do dùng thuốc tiêu chảy quá liều
Một người đàn ông 29 tuổi tại Pittsburgh (Mỹ) đã tử vong sau khi sử dụng quá liều thuốc tiêu chảy.
Anh Arjun Patel, 29 tuổi đến từ Mỹ đã tử vong do ngộ độc loperamide sau khi sử dụng quá liều thuốc tiêu chảy. Đây là trường hợp đầu tiên tử vong vì các loại thuốc này.
Michael Lynch, thuộc Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh, cho biết từ năm 2015 đến năm 2017, số ca liên quan đến tính độc hại của loperamide đã tăng 167%.
Loperamide là thành phần hoạt chất có trong các thuốc chống tiêu chảy như Imodium AD, nhưng loại thuốc này đang bị lạm dụng.
Nhiều người sử dụng Imadium không theo bất kì đơn thuốc nào nhằm điều trị nhanh chóng hơn hoặc đạt được cảm giác hưng phấn hơn. Loperamide cũng được gọi là "methadone của người nghèo" vì khi dùng liều cao, nó có thể gây ra các biểu hiện tương tự như methadone hoặc oxycontin. Nhiều người nghiện ma túy cũng sử dụng thuốc thay thế cho opioids theo toa. Imodium có thể dễ dàng mua tại các tiệm thuốc và có giá thành khá rẻ tiền.
Nguy cơ tử vong vì dùng thuốc tiêu chảy Imodium
Loại thuốc này có thể được sử dụng an toàn khi dùng theo hướng dẫn. Liều tối đa được khuyên dùng hàng ngày là 16 mg, tương đương với 8 viên. Tuy nhiên, xét nghiệm độc tính học cho thấy Arjun Patel, người đang trải qua quá trình cai nghiện thuốc phiện, có lượng thuốc trong máu cao hơn gấp 25 lần lượng thuốc thông thường.
Người nghiện ma túy uống 200 viên/ngày, một số khác nghiên nhỏ hàng trăm viên thuốc để dễ uống và cho phép cơ thể hấp thụ thuốc nhanh hơn. Tuy nhiên, dùng liều cao thuốc có thể rất nguy hiểm và thậm chí có thể gây tử vong. Các chuyên gia về an toàn ma túy cho biết những người nghiện ma túy có thể không nhận thấy các triệu chứng trong vài tuần, vài tháng hoặc trong một thời gian nhưng họ có thể có nhiều nguy cơ bị đột tử.
Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo : "Sử dụng loperamide với liều cao hơn một cách vô tình hay cố ý đều có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho tim bao gồm hội chứng QT kéo dài, xoắn đỉnh (torsades de pointes), các rối loạn nhịp tim khác, ngất và ngừng tim".
Huy Hoàng (theo: .techtimes)
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02