Thuốc chuyển đổi giới tính có thể gây hại cho tim
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Circulation cho thấy một số người chuyển đổi giới tính có thể có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch do liệu pháp hormone mà họ nhận được.
Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Circulation cho thấy một số người chuyển đổi giới tính có thể có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch do liệu pháp hormone mà họ nhận được.
Bác sĩ Nienke Nota - một nhà nghiên cứu của Khoa Nội tiết tại Trung tâm Y tế Đại học Amsterdam ở Hà Lan - và nhóm của cô đã kiểm tra hồ sơ y tế của 3.875 người chuyển giới Hà Lan đã điều trị bằng hormone từ năm 1972 đến 2015. Trong đó có 2.517 phụ nữ chuyển giới và 1.358 nam chuyển giới.
Đối với nữ, trung bình ở độ tuổi 30 và dùng estrogen một mình hoặc kết hợp với thuốc ức chế androgen. Đối với nam chuyển giới, trung bình 23 tuổi và dùng testosterone như một phần trong quá trình chuyển đổi giới tính của họ.
Bác sĩ Nota và các đồng nghiệp đã theo dõi lâm sàng những người phụ nữ chuyển giới trong thời gian trung bình 9 năm và những người đàn ông chuyển giới trung bình 8 năm sau khi họ bắt đầu điều trị bằng hormone. Kết quả cho thấy:
Phụ nữ chuyển giới có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp đôi so với phụ nữ và nam giới truyền thống (CIS- người có nhận dạng giới trùng với giới tính sinh học). Phụ nữ chuyển giới cũng có khả năng phát triển cục máu đông cao gấp 5 lần so với phụ nữ và 4,5 lần so với nam giới truyền thống. Phụ nữ chuyển giới cũng bị đau tim nhiều hơn gấp đôi so với phụ nữ tuyền thống.
Các tác giả cảnh báo rằng, phân tích của họ không tính đến các yếu tố rủi ro có thể thay đổi như hút thuốc, căng thẳng, chế độ ăn uống và tập thể dục. Tuy nhiên, liệu pháp hormone có thể phần lớn là nguyên nhân khiến nguy cơ tim mạch tăng cao.Cụ thể, estrogen thúc đẩy quá trình đông máu và testosterone có thể làm điều tương tự bằng cách tăng nồng độ của các tế bào hồng cầu và tăng mức cholesterol xấu. Vì vậy, theo bác sĩ Nota, cả bác sĩ và người chuyển giới nên biết về nguy cơ tim mạch gia tăng này.
Bảo Lâm (Theo medicalnewstoday 2/2019)
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02