Sử dụng thuốc tránh thai có thể là nguy cơ gây tiểu đường loại 2
Dù chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng dùng thuốc tránh thai cũng có thể được coi là nguyên nhân gây tiểu đường, tuy nhiên, vấn đề về cân nặng, tiểu sử bệnh lý,... vẫn quan trọng hơn rất nhiều.
Theo một nghiên cứu kéo dài trong 22 năm, trên 80.000 phụ nữ, thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Những phụ nữ dùng thuốc tránh thai có khả năng mắc bệnh cao thứ 3 so với những người chưa bao giờ sử dụng.
Các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân là do sự gia tăng hormone cho liên kết, điều này có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa đường xuống thấp.
Nhưng nhiều người bác bỏ ý kiến cho rằng thuốc tránh thai không an toàn và cho biết những nỗ lực cắt giảm bệnh tiểu đường nên được tập trung vào việc giúp mọi người giảm cân.
Bác sĩ Sopio Tatulashvili, từ Bệnh viện Avicenne, Pháp và các đồng nghiệp đã nghiên cứu 83.799 phụ nữ Pháp từ năm 1992 đến 2014. Họ nói rằng nguy cơ do thuốc tránh thai đường uống có thể đưa đến lời khuyên cá nhân cho những phụ nữ trẻ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, chẳng hạn như những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, những người thừa cân, béo phì hoặc mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
Các nhà khoa học đã xem xét trọng lượng cơ thể của phụ nữ, tình trạng hút thuốc, tuổi tác, hoạt động thể chất, tài chính, trình độ học vấn, tiền sử gia đình và huyết áp.
Họ đã tìm thấy việc sử dụng thuốc tránh thai ít nhất một lần trong suốt cuộc đời so với việc không sử dụng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng 33%. Các chuyên gia cho biết những phát hiện này thêm vào bằng chứng trước đây của sự liên quan giữa thuốc tránh thai với bệnh tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, họ không chứng minh được thuốc tránh thai trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường loại 2 và do đó không nên gây sợ hãi cho phụ nữ.
Giáo sư y học chuyển hóa Naveed Sattar, Đại học Glasgow, cho biết những phát hiện không làm ông ngạc nhiên. Ông nói: "Các nhà nghiên cứu rất khiêm tốn về tầm quan trọng của những phát hiện. Nó không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng phù hợp với những gì chúng ta đã biết".
Kết quả nghiên cứu này hợp lý về mặt sinh học. Thuốc có thể làm căng thẳng quá trình trao đổi chất và làm xấu đi tình trạng kháng insulin, khi insulin không hoạt động tốt như bình thường.
Nhưng xem xét trong một kế hoạch lớn, phụ nữ không cần phải ngừng uống thuốc tránh thai. Nếu một phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 vì thừa cân thì cô ấy nên xem xét việc giảm cân trước.
Tiến sĩ Channa Jayasena, một chuyên gia về nội tiết sinh sản tại Đại học Hoàng gia London, cho biết: "Thuốc tránh thai kết hợp có chứa một phiên bản estrogen cực mạnh, do đó có thể sự trao đổi chất có thể bị ảnh hưởng".
Các nghiên cứu trước đây đã gợi mở rằng thuốc tránh thai có thể làm giảm nhẹ khả năng sử dụng đường của cơ thể sau bữa ăn và kết quả sơ bộ của nghiên cứu này ủng hộ quan điểm đó.
Điều quan trọng là phải nhấn mạnh rằng (nếu được chứng minh là đúng), nguy cơ mắc tiểu đường do thuốc tránh thai ít quan trọng hơn so với nguyên nhân về trọng lượng cơ thể, tập thể dục và tiền sử gia đình. Phụ nữ nên yên tâm rằng thuốc tránh thai nói chung là vô cùng an toàn và không có gì trong nghiên cứu này thay đổi quan điểm đó.
Bác sĩ về bệnh tiểu đường Faye Riley cho biết, không có lý do gì mà phụ nữ có nguy cơ hoặc đã mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên ngừng dùng biện pháp tránh thai và đưa ra lời khuyên rằng nên nói chuyện với chuyên gia chăm sóc sức khỏe về phương pháp phòng tránh tốt nhất cho bản thân.
Nghiên cứu cũng cho thấy chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, đồng nghĩa với việc số lần tới chu kỳ trong suốt cuộc đời ít hơn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 lên khoảng 1/4. Ngược lại, những phụ nữ bắt đầu dậy thì muộn hơn và trải qua thời kỳ mãn kinh sau đó có nguy cơ thấp hơn.
Những người trải qua tuổi dậy thì từ 14 tuổi trở lên có nguy cơ thấp hơn 12% so với những người bắt đầu ở độ tuổi 12 hoặc trẻ hơn. Đối với những phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh trên 52 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm 30% so với người dưới 47 tuổi. Khoảng thời gian dài hơn giữa tuổi dậy thì với thời kỳ mãn kinh, 38 năm so với 31 năm, thì nguy cơ cũng giảm 34%.
Theo các nhà nghiên cứu, việc cho con bú giảm 10% nguy cơ mắc bệnh so với những người không bao giờ cho con bú.
Tiến sĩ Riley nói thêm: "Mặc dù nghiên cứu này giúp chúng tôi bắt đầu hiểu được việc thay đổi nồng độ hormone có thể góp phần vào nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 của phụ nữ như thế nào, nhưng nó không thể chỉ ra lý do tại sao những kết nối này có thể tồn tại và quan trọng là không chứng minh rằng, việc dùng thuốc thuốc tránh thai có thể gây ra tình trạng này".
Nghiên cứu được trình bày tại Hiệp hội nghiên cứu về bệnh tiểu đường châu Âu (EASD) ở Barcelona. Số liệu cho thấy, nhiều người hơn bao giờ hết mắc bệnh tiểu đường và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Người ta ước tính rằng sẽ hơn 5 triệu người sẽ mắc bệnh tiểu đường ở Anh vào năm 2025 với 3,7 triệu người hiện đang sống chung với căn bệnh này.
Hương Giang (theo: dailymail)
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02