Phát hiện tác dụng bảo vệ phổi của aspirin trong không khí ô nhiễm
Theo các nhà khoa học Mỹ, có thể làm giảm tác dụng phụ của phơi nhiễm ô nhiễm không khí đối với chức năng phổi bằng cách uống nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như aspirin.
Theo ScienceDaily, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng việc dùng nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Aspirin hay axit acetylsalicylic (acetylsalicylic acid - ASA), có thể làm giảm tác dụng phụ của phơi nhiễm ô nhiễm không khí đối với chức năng phổi.
Trong công trình nghiên cứu chung, các nhà khoa học từ các trường đại học Columbia, Harvard và Boston, Mỹ, đã theo dõi tình trạng phổi của 2.280 người đàn ông ở độ tuổi trung bình là 73 ở Boston, Mỹ và việc họ uống thuốc aspirin.
Kết quả, uống aspirin giúp bảo vệ phổi khỏi những đợt ô nhiễm không khí trong thời gian ngắn như hút thuốc hoặc ở những khu vực có không khí ô nhiễm. Dùng thuốc aspirin giảm một nửa tác hại của các hạt nhỏ hít phải đối với chức năng phổi.
Công bố kết quả nghiên cứu trên American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine, các nhà khoa học cho biết hiện họ chưa thật rõ cơ chế hoạt động mới được phát hiện của axit acetylsalicylic, nhưng họ cho rằng loại thuốc này có thể giảm thiểu tình trạng viêm do các hạt không khí bị ô nhiễm thâm nhập vào phổi.
Trước đó, các nhà khoa học Mỹ đã xác định được rằng uống aspirin thường xuyên và các thuốc chống viêm không steroid khác có thể mang lại hiệu quả trong điều trị một số loại ung thư.
Chuyên gia sức khỏe môi trường Xu Gao nhận định rằng phát hiện trên cho thấy rằng aspirin và các loại thuốc NSAID khác có thể bảo vệ phổi khỏi những đột biến ngắn hạn khi không khí bị ô nhiễm. Tất nhiên, điều quan trọng là phải giảm thiểu tiếp xúc với ô nhiễm không khí, có liên quan đến một loạt các tác động xấu đến sức khỏe, từ ung thư đến bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu trước đó của tiến sĩ Andrea Baccarelli cho thấy vitamin B cũng có thể đóng vai trò trong việc giảm tác động sức khỏe của ô nhiễm không khí.
Vũ Trung Hương
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02