Men vi sinh có thể cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn trong thai kỳ
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học California – Davis Health đã phát hiện ra một loại men vi sinh giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa và táo bón liên quan đến thai kỳ.
Phụ nữ mang thai dễ bị buồn nôn và nôn
Buồn nôn và nôn ảnh hưởng đến khoảng 85% các trường hợp mang thai và có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là trong thời kỳ đầu mang thai.
Các chuyên gia cho hay, khi mang thai, các hormone như estrogen và progesterone tăng lên, dẫn đến nhiều thay đổi về thể chất, kể cả hệ vi sinh vật đường ruột, các chức năng của hệ tiêu hóa và gây ra các triệu chứng không mong muốn như buồn nôn, nôn và táo bón.
Có thể giảm buồn nôn và nôn bằng men vi sinh?
Men vi sinh (Probiotics) được gọi là "vi khuẩn có lợi". Chúng có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm như sữa chua, kim chi, dưa cải bắp… hoặc có sẵn dưới dạng thực phẩm bổ sung. Probiotics được bán không cần kê đơn và chủ yếu chứa Lactobacillus, một loại vi khuẩn tốt. Mỗi viên nang chứa khoảng 10 tỷ mẫu cấy sống tại thời điểm sản xuất, hỗ trợ "hệ vi sinh vật đường ruột".
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học California – Davis Health đã xem xét để xác định việc bổ sung probiotic có thể có lợi cho chức năng đường tiêu hóa trong thời kỳ mang thai. Đây có thể là một trong những nghiên cứu đầu tiên cho thấy lợi ích của probiotics đối với thai kỳ.
Nghiên cứu kéo dài trong 16 ngày. 32 người tham gia đã uống một viên nang probiotic 2 lần/ngày trong 6 ngày, sau đó nghỉ 2 ngày, rồi lặp lại chu trình. Sau 17 đợt quan sát, kết quả cho thấy, probiotic làm giảm đáng kể tình trạng buồn nôn và nôn. Số giờ buồn nôn (số giờ người tham gia cảm thấy buồn nôn) giảm 16% và số lần nôn giảm 33%.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy, việc uống men vi sinh sẽ làm tăng vi khuẩn sản xuất hydrolase muối mật, tăng nồng độ vitamin E, giảm vi khuẩn đường ruột Akkermansia và A. muciniphila… Nhờ đó làm giảm mức độ nôn.
Ngoài ra, việc bổ sung probiotics còn giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng táo bón, mệt mỏi, kém ăn và khó duy trì các hoạt động xã hội bình thường ở đối tượng này.
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02