Caffeine có thể là một lựa chọn để điều trị tăng động giảm chú ý
Caffeine là một chất kích thích nhẹ đã được chứng minh là có tác dụng chống lại các triệu chứng của tăng động giảm chú ý ở thanh thiếu niên và người lớn.
1. Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý đang gia tăng theo cấp số nhân
Tăng động giảm chú ý, hay ADHD, là một rối loạn mà chẩn đoán đã tăng lên theo cấp số nhân trong 20 năm qua. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh cao, nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh phương pháp điều trị ADHD.
Việc điều trị tùy thuộc vào từng bệnh nhân, các triệu chứng và cường độ biểu hiện. Vì lý do này, các chuyên gia đang tiếp tục nghiên cứu các thành phần và các chất khác nhau có khả năng mang lại cơ hội điều trị mới cho những bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng ADHD.
Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý có hướng ngày một tăng.
Trước những tranh cãi xung quanh việc sử dụng một số loại thuốc kích thích có nguồn gốc từ methylphenidate, một nhóm các chuyên gia đã nghiên cứu khả năng của caffeine trong kho vũ khí trị liệu được sử dụng để giảm bớt một số triệu chứng của ADHD.
Nghiên cứu được công bố dưới dạng truy cập mở trên tạp chí khoa học Nutrients, kết luận rằng, việc sử dụng caffeine theo quy định có thể làm tăng khả năng chú ý và duy trì ở thanh thiếu niên và người lớn mắc chứng rối loạn này.
Kho vũ khí trị liệu để giảm bớt ADHD còn hạn chế, và có một số tranh cãi nhất định xung quanh việc sử dụng một số loại thuốc và chất kích thích, đặc biệt là trong thời thơ ấu và thanh thiếu niên. Đó là lý do tại sao rất hữu ích khi nghiên cứu hiệu quả của các chất khác, như caffeine, TS. Javier Vázquez, một trong những tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Caffeine giúp cải thiện nhận thức ở trẻ tăng động giảm chú ý
Việc sử dụng caffeine ở các mô hình động vật ADHD khác nhau cải thiện khả năng tập trung, lợi ích học tập và cải thiện một số các loại bộ nhớ.
Caffeine có thể là một liệu pháp thích hợp điều trị tăng động giảm chú ý.
Trên thực tế, caffein tác động theo hai cách:
- Caffeine ngăn chặn adenosine trong não, một chất hóa học ngăn chặn sự kích thích và thúc đẩy giấc ngủ.
- Ngoài ra, caffeine điều khiển quá trình sản xuất dopamine, làm tăng khả năng tập trung trong khi hỗ trợ tâm trạng tổng thể.
Dopamine là một chất hóa học được tìm thấy trong não. Với nhiều vai trò quan trọng, dopamine cần phải ở trạng thái cân bằng hoàn hảo để tập trung và chú ý.
Ở hầu hết mọi người, chất kích thích (như caffeine) có thể làm tăng dopamine, dẫn đến cảm giác lo lắng, buồn nôn và kích động. Nhưng ở những người bị ADHD, mức độ dopamine thấp, do đó, chất kích thích thực sự có thể có tác dụng ngược lại.
Caffeine cải thiện các quy trình nhận thức, tăng khả năng và tính linh hoạt trong cả sự chú ý không gian và sự chú ý có chọn lọc, cũng như trí nhớ dài hạn và trí nhớ ngắn hạn. Việc điều trị có kiểm soát với chất này không không làm thay đổi huyết áp, và không dẫn đến tăng hoặc giảm trọng lượng cơ thể.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng caffeine có thể là một công cụ điều trị, nhưng hiệu quả cho các triệu chứng đặc trưng khác của ADHD, như tăng động và bốc đồng, không rõ ràng.
Mặc dù, kết quả rất khả quan, nhưng cần phải cẩn thận hơn nhiều khi kê đơn điều trị y tế dựa trên caffeine cho những triệu chứng này. Trong những chẩn đoán mà vấn đề hoàn toàn là do tập trung chú ý, caffeine có thể là một liệu pháp thích hợp, nhưng nếu có triệu chứng tăng động hoặc bốc đồng, phải thận trọng hơn.
Kết quả này cũng củng cố giả thuyết rằng tác dụng nhận thức của caffeine trong mô hình động vật có thể được chuyển đổi và áp dụng trong điều trị ADHD ở người, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Vì đây là một bệnh lý ở trẻ sơ sinh hoặc thanh thiếu niên, các phương pháp điều trị đòi hỏi sử dụng thuốc điều trị cường độ cao để giảm bớt các triệu chứng của ADHD vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Vì vậy, nghiên cứu các lựa chọn thay thế có thể có để cải thiện loại rối loạn này là cấp thiết.
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02