Bệnh Crohn là gì, chữa thế nào?
Bệnh Crohn là một bệnh viêm ruột gây viêm mãn tính đường tiêu hóa. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh Crohn hoặc đang tìm kiếm thêm thông tin về các loại thuốc điều trị bệnh, hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Bệnh Crohn là gì?
Bệnh Crohn (được đặt theo tên của Tiến sĩ Burrill B. Crohn, người lần đầu tiên mô tả căn bệnh này vào năm 1932), còn được gọi là viêm ruột mãn tính từng vùng, theo một chu kỳ tái phát và thuyên giảm. Mỗi đợt tái phát có thể gây đau, tiêu chảy, suy dinh dưỡng và sụt cân.
Hiện chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh Crohn, tuy nhiên, một số phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- 1. Bệnh Crohn là gì?
- 2. Nguyên nhân của bệnh Crrohn
- 3. Các lựa chọn điều trị bệnh Crohn
- 4. Thuốc điều trị Crohn
- 4.1 Aminosalicylat
- 4.2 Corticosteroid
- 4.3 Thuốc ức chế miễn dịch
- 4.4 Kháng thể đơn dòng
- 4.5 Các loại thuốc khác
- 5. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị bệnh Crohn
- 6. Crohn có thể chuyển thành ung thư?
- 7. hế độ dinh dưỡng
Theo thời gian, những tổn thương mà Crohn gây ra trên các mô ruột có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng, áp xe, lỗ rò, tắc nghẽn, ung thư ruột hoặc đại trực tràng. Bệnh nhân Crohn cũng có nguy cơ cao bị loãng xương, thiếu máu, đông máu... Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường được chẩn đoán nhiều nhất ở thanh thiếu niên và người lớn trong độ tuổi từ 20 đến 30.
2. Nguyên nhân của bệnh Crrohn
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân của bệnh Crohn. Yếu tố nguy cơ chính là di truyền - 1/5 người được chẩn đoán mắc bệnh Crohn có người thân mắc bệnh. Các yếu tố kích hoạt có thể bao gồm: vi sinh vật, thực phẩm, hút thuốc, uống thuốc tránh thai, NSAID (thuốc chống viêm không steroid như aspirin) và mang thai.
Hiện chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh Crohn, tuy nhiên, một số phương pháp điều trị có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, làm thuyên giảm nhanh hơn và ngăn ngừa tái phát.
3. Các lựa chọn điều trị bệnh Crohn
- Thuốc: Thuốc điều trị bệnh Crohn được sử dụng để ngăn chặn phản ứng viêm bất thường của hệ thống miễn dịch gây ra các triệu chứng của bệnh; ức chế tình trạng viêm không chỉ giúp giảm các triệu chứng thông thường như sốt, tiêu chảy và đau mà còn cho phép các mô ruột được chữa lành. Ngoài việc kiểm soát và ngăn chặn các triệu chứng (làm thuyên giảm), thuốc cũng có thể được sử dụng để giảm tần suất tái phát.
- Phẫu thuật: Tỷ lệ bệnh nhân cần phẫu thuật đang giảm dần do các loại thuốc mới hơn để điều trị ra đời. Hầu hết bệnh nhân cần phẫu thuật sẽ do các biến chứng như áp xe...
- Thay đổi lối sống: Cần thay đổi lối sống, đặc biệt là thay đổi chế độ ăn uống, chủ yếu tập trung vào việc tăng cường dinh dưỡng, uống thuốc bổ sung và tránh các thực phẩm làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
4. Thuốc điều trị Crohn
Thuốc được sử dụng để làm thuyên giảm các triệu chứng trong giai đoạn bùng phát và ngăn ngừa tái phát.
4.1 Aminosalicylat
Liệu pháp điều trị đầu tiên cho các đợt bùng phát Crohn ở bệnh nhân mắc bệnh Crohn từ nhẹ đến trung bình là aminosalicylat. Thuốc có thể được sử dụng cả trong thời gian tái phát và uống thường xuyên trong thời gian thuyên giảm để ngăn ngừa tái phát. Các thuốc thường được sử dụng nhất là sulfasalazine và mesalamine.
4.2 Corticosteroid
Corticosteroid được sử dụng trong thời gian ngắn hạn để giảm nhanh các triệu chứng và làm thuyên giảm bệnh ở những bệnh nhân mắc bệnh Crohn từ trung bình đến nặng.
4.3 Thuốc ức chế miễn dịch
Nếu corticosteroid không giải quyết được các triệu chứng hoặc bệnh nhân không thể dùng steroid, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc ức chế miễn dịch như: Thiopurines (azathioprine hoặc mercaptopurine) hoặc methotrexate.
4.4 Kháng thể đơn dòng
Khi corticosteroid và thuốc ức chế miễn dịch không đáp ứng, các bác sĩ sẽ chuyển sang dùng các kháng thể đơn dòng. Những loại thuốc này nhìn chung, giúp cải thiện triệu chứng ở khoảng 50-70% bệnh nhân và thuyên giảm ở 40-50%.
4.5 Các loại thuốc khác
Nhiễm trùng đường ruột, áp xe, lỗ rò và nhiễm trùng do Clostridium difficile là những biến chứng phổ biến của bệnh Crohn, vì vậy kháng sinh được kê đơn để điều trị tình trạng này. Các loại thuốc khác được sử dụng để điều trị các biến chứng bao gồm thuốc giảm đau, thuốc trị tiêu chảy và sắt, B12 hoặc các chất bổ sung khác.
5. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị bệnh Crohn
- Aminosalicylat nói chung là thuốc an toàn. Tuy nhiên, sulfasalazine không được sử dụng cho những người bị dị ứng với sulfa. Các tác dụng phụ bao gồm nhức đầu, đau bụng, buồn nôn, phát ban và chán ăn.
- Việc sử dụng liên tục corticosteroid trong vài tuần sẽ gây ra các phản ứng phụ bao gồm thay đổi tâm trạng, tăng cảm giác thèm ăn, tăng cân, huyết áp cao, lượng đường trong máu cao, mụn trứng cá và đục thủy tinh thể. Steroid cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, vì vậy những người dùng steroid dễ bị nhiễm trùng hơn.
- Thuốc ức chế miễn dịch làm suy yếu hệ thống miễn dịch và ngăn chặn việc sản xuất tế bào bạch cầu của tủy xương (suy tủy), vì vậy tác dụng phụ nghiêm trọng nhất là khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng. Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể bao gồm tổn thương các cơ quan như gan, thận và phổi.
- Các kháng thể đơn dòng ức chế hệ thống miễn dịch cũng khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Các tác dụng phụ khác bao gồm viêm khớp, các vấn đề về gan và các phản ứng dị ứng nghiêm trọng như phản ứng giống lupus hoặc các phản ứng trên da có thể đe dọa tính mạng.
Ăn thức ăn mềm, nhạt sẽ ít gây khó chịu hơn thức ăn cay hoặc nhiều chất xơ.
6. Crohn có thể chuyển thành ung thư?
Bệnh Crohn không chuyển thành ung thư. Tuy nhiên, những người bị Crohn có nguy cơ phát triển ung thư ruột và đại trực tràng cao hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị bệnh Crohn làm suy yếu nghiêm trọng hệ thống miễn dịch. Bởi vì một trong những công việc chính của hệ thống miễn dịch là chống lại bệnh ung thư, những loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như ung thư hạch bạch huyết hoặc ung thư da.
7. Chế độ dinh dưỡng
Mặc dù bệnh Crohn có thể không phải là kết quả của phản ứng xấu với các loại thực phẩm cụ thể, nhưng việc chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống có thể giúp giảm các triệu chứng, thay thế các chất dinh dưỡng bị mất và thúc đẩy quá trình chữa bệnh.
Đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh Crohn, điều cần thiết là duy trì chế độ dinh dưỡng tốt vì Crohn thường làm giảm sự thèm ăn trong khi tăng nhu cầu năng lượng của cơ thể. Ngoài ra, các triệu chứng thường gặp của Crohn như tiêu chảy có thể làm giảm khả năng hấp thụ protein, chất béo, carbohydrate của cơ thể cũng như nước, vitamin và khoáng chất. Người bệnh nên ăn thức ăn mềm, nhạt sẽ ít gây khó chịu hơn thức ăn cay hoặc nhiều chất xơ.
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02