6 loại thuốc dự phòng cần có ngày Tết
Để phòng trường hợp khẩn cấp, bạn nên chuẩn bị sẵn thuốc cảm, đau đầu, men tiêu hóa, thuốc tiêu chảy, dạ dày, dị ứng kết hợp tập luyện thể thao, nghỉ ngơi đúng giờ.
Ngày Tết, mọi người thường ăn uống không điều độ, nếp sống bị đảo lộn, thời tiết có thể thay đổi thất thường nên sức khỏe dễ bị ảnh hưởng, nhất là các bệnh tiêu hóa, truyền nhiễm,...
Bác sĩ Đinh Thế Tiến, Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) tư vấn một số loại thuốc cần thiết, phòng những trường hợp khẩn cấp.
Thuốc cảm cúm
Bệnh hô hấp xảy ra quanh năm, đặc biệt vào dịp Tết. Các triệu chứng phổ biến của bệnh như sốt nhẹ, nghẹt mũi, sổ mũi, ớn lạnh, đau đầu, đau nhức cơ thể,...
Bạn nên chuẩn bị paracetamol 500mg (hoặc efferagal, paradol) để giảm sốt, giảm đau, điều trị đau đầu, đau khớp. Mỗi lần uống một viên, ngày uống không quá 4 viên, đối với người lớn.
Sau một đến hai ngày sử dụng mà bệnh không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện thăm khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, nên chuẩn bị một số loại thuốc để bổ sung vitamin dạng sủi, dạng viên để tăng đề kháng, các loại siro ho thảo dược như Prospan, Vihodan để điều trị tình trạng ho kích ứng.
Men tiêu hóa
Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt, ăn nhiều thực phẩm dầu mỡ, nhiều đạm... có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy.
Bạn nên chuẩn bị sẵn thuốc tiêu chảy như loperamid, uống mỗi ngày hai đến 4 viên chia hai lần. Hoặc một hộp berberin, uống khi tiêu chảy, mỗi lần 6 đến 8 viên.
Yuphagel điều trị tình trạng đầy hơi chướng bụng, uống ngày hai đến ba lần, mỗi lần một gói khi đau bụng. Oresol gói để bù dịch và điện giải, điều trị tình trạng mất nước.
Thuốc dạ dày
Nhiều người lạm dụng rượu bia, ăn uống không khoa học dẫn đến đau dạ dày. Ngoài duy trì chế độ ăn, giảm căng thẳng, bạn có thể sử dụng thuốc hỗ trợ để giảm đau như Esomeprazole 40mg, giảm tình trạng ợ hơi, ợ chua, đau dạ dày. Mỗi lần uống một viên, ngày một lần.
Nếu tình trạng không cải thiện, bạn nên đi kiểm tra để kê đơn thuốc phù hợp hơn.
Thuốc chống dị ứng
Gia đình nên chuẩn bị thuốc chống dị ứng để điều trị sẩn ngứa, dị ứng như Aerius 5mg (hoặc Cetirizine 10mg, Loratadine 10mg ). Uống ngày một lần, mỗi lần một viên. Tuy nhiên, bạn nên nắm rõ tiền sử dị ứng, hạn chế ăn món lạ để có kỳ nghỉ Tết trọn vẹn.
Thuốc điều trị bệnh mạn tính
Những người bị gout, tăng huyết áp, đái tháo đường, hen suyễn,... nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc điều trị do bác sĩ chỉ định. Người bị huyết áp cao, tiểu đường cần chú trọng hơn, tránh món ăn giàu năng lượng, chất béo...
Ngoài ra, trong dịp Tết, mọi người nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống khoa học để tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
Tin nổi bật
- Các cách điều trị tăng sắc tố
02/07/2024 - 10:11:53
- 7 chất bổ sung nên tránh nếu bị huyết áp cao và tăng đường máu
01/07/2024 - 10:19:16
- Nguy cơ cắt cụt chân do không tuân thủ điều trị đái tháo đường
27/06/2024 - 09:51:57
- Một ngày, uống bao nhiêu vitamin E?
24/06/2024 - 10:54:09
- Các dạng đau nửa đầu và biện pháp điều trị
17/06/2024 - 10:39:17
- Suy dinh dưỡng dùng thuốc gì?
14/06/2024 - 09:56:02