Mật ong - Vị thuốc bổ phế, nhuận tràng
Mật ong là một sản phẩm cực tốt cho bổ khí tăng lực, kho vitamin và khoáng chất đã hoạt hóa, có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn…
1. Công dụng của mật ong
Mật ong là mật lấy từ tổ con ong (Apis sp.), thuộc họ Ong (Apidae).
Thành phần hóa học: Mật ong chứa 80% đường, chủ yếu là glucose, levulose…; loại đường kép (saccharose, mantose…) có rất ít, thường dưới 5%. Nếu có nhiều hơn là loại mật của ong nuôi bằng đường mía hoặc pha trộn đường mía - loại mật chất lượng thấp.
Mật ong là loại nước đường có nồng độ cao, nhiệt lượng sản sinh ra rất cao (100g mật cho 328 – 335 calo) nên là sản phẩm cực tốt cho bổ khí tăng lực.
Mật ong còn là kho vitamin và khoáng chất đã hoạt hóa: protid và acid amin, canxi, magie, vitamin B1, PP, B6; các men như lipaza, galctaza, diastaza…; acid hữu cơ như acid acetic, acid malic, acid tactric, acid focmic…
Ngoài các thành phần trên, mật ong còn chứa phấn hóa, sáp, một số chất độc nếu hút mật ở cây có độc và tinh dầu đặc trưng cho cây như: Mật ong bạc hà, mật ong nhãn, mật ong cafe, mật ong tràm.
Mật ong có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người.
Mật ong là chất dẫn tốt nhất, có vitamin B6 để làm đẹp và khỏe cơ bắp; vitamin B12 kết hợp với sắt tăng cường sản xuất máu, chống thiếu máu rất hiệu quả; acid panthotenic có tác dụng thúc đẩy sự phát dục, chống lão hóa và phòng bệnh cho người lớn; B1, B2, B12 là nhóm thúc đẩy trao đổi chất, chống vữa xơ động mạch, làm giảm tích mỡ, chống béo phì...
Tính vị qui kinh: Mật ong có vị ngọt, tính bình. Vào kinh tâm, tỳ, vị và đại trường (ruột già).
Công năng chủ trị: Bổ trung, nhuận phế, hoạt tràng, thông tiện, giải độc. Dùng cho các trường hợp viêm khô khí phế quản, ho khan, ít đờm, táo bón, đau do loét dạ dày tá tràng, tắc ngạt mũi, trĩ mũi, viêm loét miệng.
Muốn dùng nhuận tràng thông tiện nên dùng mật ong sống; trị ho, giảm đau nên dùng mật ong luyện.
Liều dùng: 12g đến 60g.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị thấp nhiệt, tức ngực khó chịu không nên dùng. Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì có thể bị ngộ độc bởi vi khuẩn Clostridium botulinum có thể có trong mật ong.
Hạnh nhân cùng với mật ong, gừng giúp nhuận phế, trị ho.
2. Một số đơn thuốc có mật ong
Nhuận phế, trị ho
Dùng khi phổi táo, ho khan.
+ Bách hoa thang: Mật ong 2 thìa canh, hạnh nhân 12g, gừng sống 4g. Lấy hạnh nhân, gừng tươi sắc nước, hòa với mật ong để uống.
Trị phế khí không thuận, ho hơi đưa ngược lên ngực khó chịu.
+ Mật ong 1 thìa canh, chiêu với nước đun sôi, uống. Trị ho khan không có đờm, cuống họng háo.
Hoạt trường, thông tiện
Dùng khi ruột háo, táo bón.
Mật ong 2 thìa canh, chiêu với nước đun sôi, uống ngày 1 lần.
Cam thảo cùng với mật ong trị đau dạ dày.
Giảm đau
Dùng khi bụng và dạ dày đau.
+ Thuốc sắc mật ong cam thảo: Mật ong 20g - 60g, cam thảo 8g. Sắc uống trong ngày, uống ấm.
+ Mật thảo ẩm: Mật ong 60g, cam thảo sống 12g, trần bì 2g. Sắc cam thảo và trần bì lấy 200 ml nước, bỏ bã, thêm mật ong vào. Ngày uống 1 thang, chia uống 3 lần. Trị loét dạ dày tá tràng.
Lưu ý khi dùng mật ong:
- Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.
- Một số người nhạy cảm hoặc dị ứng với các thành phần cụ thể trong mật ong, đặc biệt là phấn ong cũng không nên sử dụng mật ong.
- Cần hạn chế sử dụng một lượng lớn mật ong ở bệnh nhân đái tháo đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu ở người bệnh.
Tin nổi bật
- Bài tập tốt cho người bạch tạng
01/07/2024 - 09:57:44
- Biện pháp khắc phục chứng buồn ngủ ban ngày
28/06/2024 - 10:03:55
- Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?
27/06/2024 - 09:42:43
- 5 bài tập giúp tăng sức mạnh trí não
26/06/2024 - 14:51:43
- Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe
24/06/2024 - 10:51:23
- Bài tập giảm triệu chứng cho người bệnh áp xe hậu môn
20/06/2024 - 10:16:19