Đau vùng đầu trán, nhớ huyệt hợp cốc
Hợp cốc là một trong số huyệt đạo cơ bản trong cơ thể, điều trị những bệnh ở vùng đầu, mặt như đau đầu, đau răng, liệt mặt, ù tai, sốt không ra mồ hôi, khô miệng, đau họng, viêm tuyến nước bọt mang tai…
Huyệt nằm ở khe kết nối giữa ngón tay cái với ngón tay trỏ tạo thành 1 cái hang, có tên gọi là Hợp cốc. Hợp có nghĩa là gặp nhau, cốc có nghĩa là hang. Khi mở rộng hai ngón tay ra được ví giống như miệng hổ, miệng hang. Vì thế nó còn có tên gọi khác là Hổ khẩu.
Hợp cốc là huyệt liên quan với tiết đoạn thần kinh: Bàn tay, cẳng tay, cánh tay (C3) và cổ (C6) - Đường kinh thủ dương minh đại trường.
Hợp cốc khơỉ đầu kinh dương minh. Các huyệt trên đường kinh này có tác dụng hạ sốt, giảm đau; chữa đau đầu, nhức răng, chảy máu cam vì đường kinh bắt chéo tận cùng ở mặt. Mặt khác, theo học thuyết thần kinh, kinh phế ( phổi) và kinh đại trường có quan hệ biểu lý, có liên quan tác dụng chữa bệnh vì cả 2 kinh đều ở tiết đoạn C6.
Theo đường đi của kinh thủ dương minh đại trường, thường xuyên bấm huyệt hợp cốc hàng ngày có thể tăng cường miễn dịch, phòng ngừa viêm đường hô hấp, cúm khi thời tiết thay đổi.
Huyệt hợp cốc tác dụng tại chỗ: Trị đau các khớp bàn tay, khủy, cổ tay…
Huyệt hợp cốc tác dụng toàn thân: Điều hòa tuyến mồ hôi cơ thể, bài tiết mồ hôi ra bên ngoài. Từ đó giúp cơ thể phòng tránh các bệnh cảm mạo có sốt, cúm, đau đầu, liệt thần kinh VII, ù tai chảy máu cam, đau răng, trẻ con co giật, bế kinh...
Nghiên cứu lâm sàng của y học hiện đại cho rằng tác động vào huyệt hợp cốc có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đường tiêu hóa, nhiễm trùng, hội chứng lỵ, đau dạ dày, đầy hơi, đau bụng táo, buồn nôn và nôn…
Vị trí huyệt hợp cốc
Cách 1: Xòe bàn tay ra, sờ vào vùng lõm của điểm giao kết giữa ngón trỏ và ngón cái, phần lõm sâu sát với xương nối chính là huyệt hợp cốc.
Cách 2: Để đốt 2 của ngón tay cái bên này lên kẽ ngón tay cái và ngón trỏ( Hổ khẩu) bàn tay bên kia. Đầu ngón tay cái tới đâu là huyệt ở đó.
Day huyệt hợp cốc giảm đau đầu do viêm xoang
Day ấn huyệt hợp cốc
Dùng ngón tay cái của tay này bấm huyệt hợp cốc của tay kia. Day bấm từ 1-3 phút sao cho đạt cảm giác căng tức là được. Sau đó đổi bên.
Huyệt hợp cốc là huyệt có vị trí dễ xác định, thuận tiện. Có thể thực hiện ở đâu cũng được, bất kỳ lúc nào. Vì không cần có dụng cụ hỗ trợ cũng như bối cảnh thực hiện. Ngay cả trong khi làm việc căng thẳng, có thể nghỉ ngơi bấm huyệt hợp cốc khoảng 1-3 phút. Vừa bấm vừa day.
Duy trì 3 lần/ ngày, đều đặn, bấm huyệt hợp cốc, cải thiện khí huyết toàn thân, thông kinh hoạt lạc, phòng ngừa ứ trệ, điều trị nhức đầu, đau đầu vùng trước trán hoặc đau đầu do viêm xoang đồng thời hỗ trợ điều trị các chứng đau do một số bệnh mạn tính khác.
Chú ý: Thể lực yếu, kiệt sức không bấm huyệt hợp cốc; phụ nữ có thai đau đầu.. tuyệt đối không day bấm hoặc châm cứu huyệt hợp cốc.
Tin nổi bật
- Bài tập tốt cho người bạch tạng
01/07/2024 - 09:57:44
- Biện pháp khắc phục chứng buồn ngủ ban ngày
28/06/2024 - 10:03:55
- Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?
27/06/2024 - 09:42:43
- 5 bài tập giúp tăng sức mạnh trí não
26/06/2024 - 14:51:43
- Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe
24/06/2024 - 10:51:23
- Bài tập giảm triệu chứng cho người bệnh áp xe hậu môn
20/06/2024 - 10:16:19