Cá chạch hạ men gan, trị thiếu máu
Cá chạch được xếp vào thực phẩm có công dụng chống oxy hoá, tốt với người bị bệnh gan, tiểu đường, thiếu máu, suy nhược cơ thể, rối loạn cương dương và các chứng bệnh đường tiết niệu…
Cá chạch còn gọi thu ngư. Trong nghiên cứu của y học hiện đại, cá chạch giàu chất dinh dưỡng. Cứ 100g chạch có 16g đạm; 3,2g đường; 2g chất béo, các chất vitamin như: Vitamin A: 70UI, B1: 0,01mg, B2:0,03mg; phosphor 0,79mg; 18 axit amin, phần lớn dễ hấp thụ.
Giá trị dinh dưỡng đứng cao hơn cả các loại cá chép, cá diếc, cá chim, tôm. Cá chạch có tác dụng làm hết vàng da, lợi mật và có khả năng bảo vệ tế bào gan, cải thiện chức năng gan với trường hợp viêm gan cấp, mạn tính. Nhớt của chạch có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn.
Các nhà y học Trung Quốc gọi loài cá này là “nhân sâm dưới nước”. Chạch vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ khí huyết chống lão suy, tráng dương, thanh nhiệt trừ thấp. Điều trị bệnh gan mật, mẩn ngứa…
Cá chạch cải thiện chức năng gan.
Chữa viêm gan vàng da hoặc sạm da, làm hạ men gan: Chạch sấy khô, nghiền bột. Mỗi lần uống 15g. Ngày 3 lần sau bữa ăn.
Hỗ trợ điều trị viêm gan mạn tính: Chạch 150g (bỏ ruột xương) thái mỏng; mộc nhĩ đen 2,5g; rau kim châm 15g. Tất cả nấu chín. Ăn nóng chia 2 lần trong ngày.
Chữa phù thũng: Dùng chạch (hết nhớt bỏ xương) với tỏi lượng vừa ăn, xào nấu không dùng muối. Ăn liền 2-3 ngày.
Chữa suy nhược, thiếu máu: Chạch 250g, thịt lợn nạc 50g, lạc nhân 100g, gừng 5g, tiêu 5g, nước 200ml. Rán qua chạch cho nước, thịt, gừng đun to lửa 10 phút rồi hầm nhừ thịt đến khi nước còn 1/2. Nêm gia vị.
Thanh nhiệt, giải độc, trừ mẩn ngứa: Chạch 30g, đại táo 15g, gia vị. Nấu canh ăn ngày 1 thang, liền 10 ngày.
Chữa nam giới liệt dương, nữ giới đới hạ: Chạch 250g, nhục quế 10g, gừng tươi 5 lát. Gạo tẻ 100g. Gia vị vừa đủ. Cho quế phụ vào túi vải đổ nước, sắc lấy nước bỏ bã. Chạch sạch nhớt, bỏ đầu ruột, lóc lấy thịt. Nấu cháo bằng nước thuốc và chạch. Cháo chín cho gừng, gia vị, ăn nóng.
Chữa sa búi trĩ: Cá chạch 100g làm sạch, bỏ ruột, xương, hoàng kỳ 30g, gạo tẻ vừa đủ. Nấu chín ăn nóng.
Chữa tiêu khát (đái tháo đường): Chạch nấu canh với lá sen non (chưa hoặc mới nở) hoặc chạch tươi (hết nhớt, bỏ đầu, đuôi, bỏ xương, ruột) lá sen khô vừa đủ. Chạch phơi chỗ mát (âm can) cho khô, đốt thành than. Lá sen tán bột. Trộn 2 thứ với nhau. Ngày 3 lần, mỗi lần 10g.
Chạch chống lão suy: Gạo tẻ 300g, chạch tươi 500g, rửa sạch, bỏ ruột. Xương sống thường bỏ đi hoặc giã nát lọc lấy nước (cẩn thận kẻo hóc xương). Phần thịt cá được xào qua trước khi cho vào cháo. Gia vị vừa miệng gừng, hạt tiêu, hành răm.
Tin nổi bật
- Bài tập tốt cho người bạch tạng
01/07/2024 - 09:57:44
- Biện pháp khắc phục chứng buồn ngủ ban ngày
28/06/2024 - 10:03:55
- Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?
27/06/2024 - 09:42:43
- 5 bài tập giúp tăng sức mạnh trí não
26/06/2024 - 14:51:43
- Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe
24/06/2024 - 10:51:23
- Bài tập giảm triệu chứng cho người bệnh áp xe hậu môn
20/06/2024 - 10:16:19