Tưởng mãn kinh hóa ra bị dính ống tử cung
Máu kinh tắc trong tử cung lâu ngày sẽ khiến sức đề kháng của chị em giảm dần, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm vùng chậu cấp tính, nhiễm trùng huyết.
Chị Trần Ngọc Mai – 45 tuổi (Quan Nhân, Hà Nội) sau 2 tháng tắt kinh, tưởng rằng mình đã mãn kinh nên đến bệnh viện chuyên khoa phụ sản để lấy vòng tránh thai ra. Không ngờ, tại đây, qua thăm khám, bác sĩ cho biết nguyên nhân khiến chị bị tắt kinh là do ống tử cung bị dính. “Điều này khiến máu kinh tắc tại đây”, bác sĩ Vũ Phương Lan - khoa Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Y tế Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết.
Ảnh minh họa
Theo chị Mai, 6 tháng gần đây, lượng máu kinh của chị ít hẳn, cho đến 2 tháng trước thì chị không thấy “bị” nữa. Xuất hiện những dấu hiệu này, cộng với suy nghĩ mình đã đến tuổi mãn kinh, nên chị muốn đi bệnh viện để tháo vòng vì sợ phụ nữ mãn kinh không tháo vòng tránh thai ngay sẽ không tốt cho sức khỏe.
Bác sĩ cho biết, dính ống tử cung là do niêm mạc tử cung sau khi bị tổn thương (tử cung viêm nhiễm, nạo phá thai nhiều lần, mang thai ngoài tử cung, nhau thai bám mặt trước, cấy ghép thai...), sẽ làm cho cổ tử cung bị thu hẹp hoặc bị dính bít lại. Mức độ dính và vùng bị dính là không giống nhau, sẽ gây ra sự đào thải hoặc lưu thông máu kinh không trơn tru hoặc tắc, không thông.
Kinh nguyệt có 95% là máu, 5% còn lại là các niêm mạc và tế bào tử cung. Nếu không kịp thời đẩy ra ngoài, máu kinh và các niêm mạc cũng như tế bào này sẽ lưu lại trong tử cung càng ngày càng nhiều, lâu dần, những dịch này biến chất.
Máu kinh tắc trong tử cung lâu ngày sẽ khiến sức đề kháng của chị em giảm dần, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: Ứ máu kinh, vô kinh, tràn dịch tử cung, gây đau bụng, nhiễm trùng viêm vùng chậu cấp tính, nhiễm trùng huyết. May mắn thay, bệnh nhân Mai đến tháo vòng và kịp phát hiện ra bệnh để điều trị.
Lời khuyên của bác sĩ:
- Chị em cần đi khám sức khỏe định kỳ từ 3- 6 tháng/ lần để phát hiện những bệnh lý ở tử cung.
- Trong điều kiện sinh lý bình thường, lý do tại sao kinh nguyệt bị đẩy ra ngoài trơn tru là do tác động của estrogen khiến cổ tử cung tiết ra một chất nhầy nhất định và không bị dính.
- Đối với phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, dấu hiệu thường gặp là sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt cũng như tính chất của kinh nguyệt. Sự suy giảm chức năng của buồng trứng làm giảm quá trình tiết ra hai loại hormone estrogen và progesterone dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố nữ, mức độ estrogen giảm khiến xác suất dính cổ tử cung ngày càng cao.
- Đối với chứng dính cổ tử cung, hầu hết bệnh nhân sẽ không có triệu chứng rõ ràng, có bệnh nhân cảm giác đau nhói ở vùng bụng dưới, đặc biệt là khi mệt mỏi, cảm giác đau càng dữ dội hơn. Một số bệnh nhân khác có các triệu chứng như sốt và mệt mỏi. Do đó, phụ nữ mãn kinh cần siêu âm kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng tương tự.
- Bệnh nhân bị dính cổ tử cung nên được chẩn đoán và điều trị sớm bằng biện pháp làm giãn nở cổ tử cung, tách phần tử cung bị dính, phẫu thuật nội soi hysteroscopic.
Phụ nữ sinh mổ có nguy cơ dính ống tử cung cao Do tử cung của phụ nữ sinh mổ sẽ có vết sẹo, nên khi có kinh, một lượng máu kinh nguyệt nhất định có thể sẽ tích tụ trong rãnh sẹo này. Sự tích lũy lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến việc thụ thai trở lại. Do đó, những phụ nữ có tiền sử mổ lấy thai, nếu xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dưới và kinh nguyệt kéo dài cần đi khám kịp thời. |
Linh An
Tin nổi bật
- Người mắc tiểu đường type 2 có nguy hiểm?
11/06/2024 - 14:54:24
- 7 món ngon ngày Tết người tiểu đường nên hạn chế
05/02/2024 - 10:08:55
- Điều gì xảy ra khi tăng và hạ đường huyết?
04/01/2024 - 15:06:31
- Bác sĩ cảnh báo biến chứng mạn tính nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường
21/06/2023 - 10:31:04
- Triệu chứng cảnh báo cơ thể không dung nạp glucose
22/02/2023 - 09:47:22
- Vì sao bị viêm tuyến giáp? Viêm tuyến giáp có chữa khỏi không?
20/02/2023 - 10:25:02