Sau nhổ răng khôn, thanh niên phải cấy ghép phân của người khác mới được sống
Một người đàn ông ở Florida cho biết ca phẫu thuật cấy ghép phân đã cứu mạng anh ta khỏi căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.
Anh Douglas Lee đến từ Hillsborough (Mỹ) vài năm trước đã đi nhổ răng khôn và sau đó được bác sĩ kê thuốc kháng sinh để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên loại kháng sinh mà anh dùng không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại trong cơ thể mà còn diệt luôn cả vi khuẩn có lợi khiến anh Douglas bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.
“Tôi đã quá yếu và mệt mỏi. Cả tuần, tôi không thể làm việc, lúc nào cũng ốm yếu. Tôi còn nghĩ mình sắp chết”, anh Douglas chia sẻ.
Anh Douglas Lee đến từ Hillsborough, Florida, bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn vài năm trước.
Sau khi đi khám, anh được xác định bị nhiễm vi khuẩn C.difficile – một loại vi khuẩn gây tiêu chảy có thể đe dọa tính mạng và gây viêm đại tràng. Bệnh nhiễm trùng này thường phát triển sau khi dùng thuốc kháng sinh diệt cả vi khuẩn có lợi và hại.
Các triệu chứng của người bị mắc bệnh bao gồm tiêu chảy ít nhất 3 lần trong ngày, buồn nôn, sốt và đau dạ dày. Trong trường hợp nguy hiểm hơn có thể gây ra nhiễm trùng huyết.
Mỗi năm tại Mỹ có khoảng 500.000 trường hợp bị nhiễm vi khuẩn C.difficile. Hơn nữa, cứ 5 bệnh nhân sẽ có 1 người có nguy cơ nhiễm lại. Để điều trị các bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngăn chặn sự phát triển của loại vi khuẩn này trong ruột.
Tuy nhiên trong trường hợp của anh Douglas, các loại thuốc kháng sinh không có tác dụng. Cuối cùng, các bác sĩ quyết định tiến hành một ca cấy ghép lạ thường đó là ghép phân.
Hình ảnh đại tràng của anh Douglas trước( ảnh trái) và sau khi ghép phân (ảnh phải).
Phân chứa khoảng 1.000 loài vi khuẩn khác nhau hoạt động như men vi sinh và bổ sung vi khuẩn cho đường tiêu hóa. Khi sự cân bằng của vi khuẩn đã được khôi phục trong ruột của bệnh nhân, nó sẽ giúp người bệnh chống lại nhiễm trùng.
Các bác sĩ cũng cảnh báo nếu phân không được sàng lọc đủ tốt, nó có thể truyền nhiễm trùng nghiêm trọng từ người cho sang người nhận. May mắn cho anh Douglas đã hồi phục chỉ chưa đầy một tuần sau ca cấy ghép.
Phẫu thuật ghép phân là gì?
Sau khi các bác sĩ xác định mẫu là an toàn, họ thêm nước muối để hòa tan và chạy qua bộ lọc cà phê để loại bỏ các hạt.
Ghép phân đã trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây. Đó là việc chuyển phân từ một người hiến khỏe mạnh vào đường tiêu hóa của bệnh nhân.
Phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất để điều trị các bệnh tiêu hóa nặng do vi khuẩn C.difficile gây ra, khi tái lại gây mất sức và có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Nó cũng có thể được sử dụng để điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa như viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích và táo bón.
Thuốc kháng sinh thường tiêu diệt quá nhiều vi khuẩn tốt trong đường tiêu hóa nên việc cấy phân có thể giúp cân bằng vi khuẩn.
Phân chứa khoảng 1.000 loài vi khuẩn khác nhau hoạt động như chế phẩm sinh học. Sau khi phân được sang lọc kỹ, đảm bảo an toàn thì việc ghép phân được thực hiện qua một ống thông luồn qua mũi xuống dạ dày hoặc xuống thẳng tới ruột kết.
Thùy Dương (Dịch theo Dailymail)
Tin nổi bật
- Nhiều người đi khám sức khỏe mới phát hiện bị bệnh tâm thần
05/07/2024 - 10:54:06
- Thanh niên suýt mất mạng vì ngộ độc thuốc diệt chuột
04/07/2024 - 10:12:39
- Đau bụng đi khám bác sĩ, bàng hoàng phát hiện sán não ký sinh khắp cơ thể
04/07/2024 - 10:00:07
- Bộ Y tế và UNCEF trao đổi thúc đẩy tiếp tục hợp tác về chăm sóc sức khoẻ nhân dân
04/07/2024 - 09:56:36
- Trích rạch vết thương do vỡ hạt tophi sau biến chứng của bệnh gout, cụ ông bị nhiễm trùng nặng
04/07/2024 - 09:52:37
- Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm ông Nguyễn Toàn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Bộ
04/07/2024 - 09:50:03