Ông Nguyễn Đức Chung xin được nộp số tiền khắc phục hậu quả
Khi CQĐT xác định rõ phần thiệt hại, ông Nguyễn Đức Chung chịu trách nhiệm và xin được liên hệ với gia đình thu xếp nộp số tiền này để khắc phục hậu quả...
CQĐT Bộ Công an đề nghị truy tố các ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội), Nguyễn Trường Giang (cựu Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic) và Võ Tiến Hùng (cựu TGĐ Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo lời khai của ông Nguyễn Đức Chung, ông có mối quan hệ xã hội với Nguyễn Trường Giang, gặp Giang từ dịp tết dương lịch năm 2016 khi bị can này đến nhà ông chơi với con trai của cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Về việc mua chế phẩm Redoxy 3C, ông Chung khai, thời điểm đó ông có trao đổi với bị can Võ Tiến Hùng: Một là Công ty Thoát nước Hà Nội liên hệ trực tiếp mua; hai là Công ty Thoát nước phối hợp với Công ty Hapro mua; ba là nhờ luôn chỗ Giang mua.
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung |
Sau đó, ông Hùng báo cáo ông Chung rằng, phương án để Công ty Thoát nước Hà Nội trực tiếp mua chế phẩm Redoxy 3C có vướng mắc vì phải mở tài khoản ngoại tệ.
Thứ hai, Công ty Thoát nước Hà Nội không có bộ phận kinh doanh; thứ ba là vướng mắc về vốn và nhân lực.
Hơn nữa, theo Nghị định 130 của Chính phủ, không có cơ chế đặt hàng sản phẩm dịch vụ công ích đối với doanh nghiệp nước ngoài.
Còn về phương án mua chế phẩm qua Công ty Hapro vẫn mắc phải nhiều thủ tục phức tạp mà chi phí lại cao. Vì vậy ông Hùng nhờ ông Chung trao đổi để Giang mua hộ.
Theo lời khai của cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, sau đó ông gọi điện cho Giang nói: Nếu phía Công ty Thoát nước nhờ mua chế phẩm Redoxy 3C thì cháu liên hệ mua giúp.
Ông Chung xin chịu trách nhiệm về việc chỉ đạo các đơn vị và các cá nhân thực hiện mua chế phẩm Redoxy 3C để phục vụ công tác thử nghiệm.
Tuy nhiên, chỉ là đối với 2 hợp đồng đầu tiên (với trị giá khoảng 6,7 tỷ đồng). Còn các hợp đồng sau, do đã được Thường trực Thành ủy Hà Nội nhất trí cho mua Redoxy 3C và giao cho Ban cán sự Đảng UBND TP thực hiện, ông Nguyễn Đức Chung không nhận trách nhiệm về các hợp đồng này.
Khi CQĐT xác định rõ phần thiệt hại, ông Chung xin chịu trách nhiệm và xin được liên hệ với gia đình thu xếp nộp số tiền này để khắc phục hậu quả và khẳng định, đây là việc làm vì cái chung, ông không chỉ đạo cấp dưới phải làm sai.
Tại CQĐT, ông Nguyễn Đức Chung cũng tha thiết đề nghị CQĐT xem xét không xử lý tiếp các cán bộ sở ngành và Công ty Thoát nước (cả cán bộ đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu);
Đề nghị CQĐT tạo điều kiện cho họ một cơ hội để công tác, gia đình yên ổn.
Ông Nguyễn Đức Chung thừa nhận việc can thiệp, gây sức ép, ép buộc, đe dọa và chỉ đạo Chánh thanh tra TP và Đoàn Thanh tra liên ngành phải ban hành kết luận thanh tra không đúng sự thật là việc làm sai.
Bị can có các ý kiến chỉ đạo như vậy xuất phát từ việc thấy anh em ở Công ty Thoát nước, Sở Xây dựng và các Sở ban ngành có liên quan làm việc rất vất vả; cũng vì cái chung nên muốn bảo vệ, nói đỡ cho mọi người để không bị kiến nghị xử lý trách nhiệm.
Tin nổi bật
- Luật Thủ đô (sửa đổi): Đảm bảo kết nối, tương tác hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế quốc gia và địa phương
01/07/2024 - 10:15:06
- 15 năm thực hiện Luật BHYT: Số người tham gia tăng, quyền lợi mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao
01/07/2024 - 09:54:28
- Sở Y tế TPHCM gặp khó khăn khi xử lý hành vi bán thuốc qua mạng
28/06/2024 - 10:01:12
- Chi tiết 5 chính sách lớn để phát triển công nghiệp dược, tăng tiếp cận thuốc mới của người dân
26/06/2024 - 14:39:35
- Thời gian cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc mới sẽ giảm từ 12 tháng xuống 9 tháng
24/06/2024 - 09:49:17
- Sửa đổi Luật Dược nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá hợp lý
18/06/2024 - 16:02:13