Chứng chỉ hành nghề y giá trăm triệu: Đâu phải là con dao, cái cuốc!
Theo chuyên gia Bộ Y tế cần tiến hành kiểm tra toàn diện việc cấp và sử dụng chứng chỉ hành nghề y để nhanh chóng phát hiện sai phạm và xử lý nghiêm khắc.
Mỗi chứng chỉ hành nghề y giá vài trăm triệu
Từ lâu việc cho thuê chứng chỉ, chạy chứng chỉ hành nghề y để khám chữa bệnh dịch vụ đã trở thành một vấn nạn của ngành Y tế.
Thật buồn khi những đơn vị y tế công lại là nơi tiếp tay cho vấn nạn này. Mới đây nhất thanh tra sở y tế tỉnh Đắk Lắk đã phát hiện có 4 trường hợp gian dối chạy chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
Theo bà Bùi Thị An cần thiết phải xử lý thật nghiêm người đứng đầu để xảy ra việc gian dối trong cung cấp chứng chỉ hành nghề y (ảnh TL).
Một trường hợp xảy ra tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk và 3 trường hợp khác tại Bệnh viên đa khoa Tây Nguyên.
Để có mỗi chứng chỉ hành nghề các đối tượng phải trả với giá từ 200 đến 300 triệu đồng.
Sở Y tế tỉnh này đã tiến hành thu hồi các chứng chỉ hành nghề cấp trái quy định và thông báo công khai trên cổng thông tin điện tử và thông báo cho Sở Y tế các tỉnh để có các biện pháp ngăn ngừa.
Xung quanh vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, đại biểu Quốc hội khóa 13 – bà Bùi Thi An cho rằng đây là thực trạng rất nghiêm trọng.
Đi thuê hay chạy chứng chỉ đều là hành vi gian dối với khách hàng. Bản thân người bán, người cho thuê cũng rất đáng trách. "Việc này giống như người không có bằng lái xe mà đi lái xe nên nguy cơ gây tai nạn rất cao.
Không có nghề, không đi thực tập ngành y mà dùng chứng chỉ gian dối để đi hành nghề cứu người thì quá nguy hiểm" - bà Bùi Thị An lo lắng.
Kỷ luật nghiêm khắc người đứng đầu để xảy ra sai phạm
Việc dùng giấy tờ hành nghề trái phép là vì tiền mà bất chấp tất cả. Liên quan đến tính mạng con người nên Bộ Y tế cần vào cuộc xử lý nghiêm minh, không thể buông lỏng quản lý.
Cho thuê "con dao, cái cuốc nó khác còn đây thuê hành nghề y. Không có trình độ làm sao thực hành cứu người" - bà An nhấn mạnh .
Người dân giờ đi khám chữa bệnh sẽ không phân biệt được thực hay giả cho nên đề nghị Bộ Y tế vào cuộc rà soát tất cả các địa phương để ngăn chặn kịp thời.
Khi đã phát hiện cơ sở nào, cá nhân nào thuê, cho thuê giấy phép thì cần thiết công khai để người dân biết.
"Cần loại hết những con sâu càng sớm càng tốt chứ không để tình trạng người dân không phân biệt được đâu là thật giả trong nghề y.
Trước mắt xử lý người đứng đầu cơ sở tiếp tay cho các sai phạm. Trước pháp luật người đứng đầu các cơ sở y tế phải chịu trách nhiệm đầu tiên" - bà An nhấn mạnh.
Tin nổi bật
- Luật Thủ đô (sửa đổi): Đảm bảo kết nối, tương tác hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế quốc gia và địa phương
01/07/2024 - 10:15:06
- 15 năm thực hiện Luật BHYT: Số người tham gia tăng, quyền lợi mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao
01/07/2024 - 09:54:28
- Sở Y tế TPHCM gặp khó khăn khi xử lý hành vi bán thuốc qua mạng
28/06/2024 - 10:01:12
- Chi tiết 5 chính sách lớn để phát triển công nghiệp dược, tăng tiếp cận thuốc mới của người dân
26/06/2024 - 14:39:35
- Thời gian cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc mới sẽ giảm từ 12 tháng xuống 9 tháng
24/06/2024 - 09:49:17
- Sửa đổi Luật Dược nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá hợp lý
18/06/2024 - 16:02:13