Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế TP HCM làm rõ đường dây làm giả thuốc chữa bệnh
Liên quan đến việc Công an TPHCM triệt phá đường dây sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng (TPCN) giả trên địa bàn, ngày 30-7, Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc yêu cầu Sở Y tế TP HCM kiểm tra, xác minh thông tin này.
Trong công văn, Cục Quản lý Dược đã yêu cầu Sở Y tế TP HCM báo cáo tình hình việc phát hiện, bắt giữ vụ sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng giả về Cục Quản lý Dược trước ngày 3/8/2019.
Ngoài ra, Cục này cũng chỉ đạo Sở Y tế TP HCM phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh các nội dung phản ánh nêu trên, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và báo cáo về Cục Quản lý Dược trước ngày 20/8/2019.
Trước đó, ngày 25/7/2019, Công an TPHCM đã khám xét khẩn cấp và thu giữ hơn 500 thùng thuốc, TPCN giả, hàng trăm kg nguyên liệu, cùng nhiều phương tiện sử dụng sản xuất, trị giá hàng chục tỷ đồng tại 7 địa điểm kinh doanh, sản xuất, tàng trữ thuốc giả và TPCN giả tại các quận 8, 10, 11, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Theo thông tin điều tra, xưởng sản xuất nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh đã hoạt động hơn 2 năm, chuyên làm giả các loại tân dược, TPCN của các thương hiệu nổi tiếng theo đơn đặt hàng. Trung bình mỗi tháng, các cơ sở này sản xuất giả và đưa ra ngoài thị trường hơn một triệu đơn vị tân dược, TPCN giả các loại, như: Viên uống tăng cường nội tiết nữ, sinh lực nam, mát gan, bổ thận, tráng dương, kích thích mọc tóc, các loại cốm và thực phẩm chức năng cho trẻ em...
Số lượng thuốc tân dược và thực phẩm chức năng giả quy mô rất lớn trị giá hàng chục tỷ đồng
Thực phẩm chức năng là thực phẩm (hay sản phẩm) có tác dụng hỗ trợ (phục hồi, duy trì hoặc tăng cường) chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật. Tuy nhiên, việc dùng phải TPCN giả không những không có tác dụng mà còn gây hại, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của người sử dụng.
Theo đó, người dùng phải thực phẩm chức năng giả sẽ bị tổn thương các chức năng về gan, thận, thần kinh. Ngoài ra, các chất có hại trong TPCN giả sau quá trình tích lũy lâu ngày sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, khiến các tế bào trong cơ thể bị biến đổi và làm suy giảm chức năng của nhiều cơ quan nội tạng. Nhẹ thì bị dị ứng, ngộ độc,… nặng hơn là ung thư và thậm chí tử vong.
Thảo Anh
Tin nổi bật
- Luật Thủ đô (sửa đổi): Đảm bảo kết nối, tương tác hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế quốc gia và địa phương
01/07/2024 - 10:15:06
- 15 năm thực hiện Luật BHYT: Số người tham gia tăng, quyền lợi mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao
01/07/2024 - 09:54:28
- Sở Y tế TPHCM gặp khó khăn khi xử lý hành vi bán thuốc qua mạng
28/06/2024 - 10:01:12
- Chi tiết 5 chính sách lớn để phát triển công nghiệp dược, tăng tiếp cận thuốc mới của người dân
26/06/2024 - 14:39:35
- Thời gian cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc mới sẽ giảm từ 12 tháng xuống 9 tháng
24/06/2024 - 09:49:17
- Sửa đổi Luật Dược nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá hợp lý
18/06/2024 - 16:02:13