'Mù lòa đường sông', căn bệnh bị thế giới lãng quên
Ký sinh trùng onchocerca lây qua vết cắn của loài ruồi khiến những người sống gần bờ sông bị tổn thương thị lực, thậm chí mù lòa.
Trong bộ phim Bird Box, nhân vật của nữ diễn viên Sandra Bullock có đoạn vượt sông với đôi mắt bịt kín. Những hình ảnh này làm liên tưởng đến căn bệnh "mù lòa đường sông" khiến gần một triệu người tổn thương thị lực.
Cảnh nhân vật trong phim Bird Box vượt sông với đôi mắt bịt kín. Ảnh: Netlfix.
Theo IFL, "mù lòa đường sông" hay còn gọi là bệnh giun chỉ onchocerca, gây ra bởi loài ký sinh trùng onchocerca và lây lan qua vết cắn của ruồi simulium. Vì ruồi simulium chủ yếu sinh sống gần bờ sông nên căn bệnh được đặt tên là "mùa lòa đường sông".
Sau khi ruồi simulium mang ấu trùng cắn người, onchocerca sẽ sinh sôi dưới da, gây đau nhức và làm biến dạng bề mặt da. Ước tính hơn 15 triệu người trên thế giới bị nhiễm onchocerca, trong đó gần 800.000 trường hợp bị mất một phần hoặc toàn bộ thị lực do ký sinh trùng tấn công mắt. Hầu hết bệnh nhân là người châu Phi.
Năm 2015, giải Nobel Y học được trao cho nhà khoa học William C. Campbell và Satoshi Omura nhờ tìm ra avermectin, loại thuốc giúp tiêu diệt onchocerciasis. Tuy nhiên, avermectin không thể tiêu diệt các con giun cái trưởng thành nên bệnh vẫn có thể tái phát.
"Mù lòa đường sông" được xem là căn bệnh bị thế giới lãng quên. Gần đây, khoa học mới tìm ra phương pháp điều trị mới vừa đỡ tốn kém vừa có thể chữa một căn bệnh nhiệt đới khác.
Cụ thể, giun onchocerca sống cộng sinh với vi khuẩn wolbachia trong suốt thời kỳ ấu trùng phát triển và cả vòng đời sau này. Wolbachia đang được sử dụng để ngăn ngừa các loại bệnh do muỗi gây ra như sốt xuất huyết.
Lợi dụng mối quan hệ phụ thuộc của onchocerca vào wolbachia, các nhà nghiên cứu từ Đại học Liverpool (Anh) đã điều chế ra kháng sinh AWZ1066S nhắm đến wolbachia thay vì onchocerca. Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng có thể uống AWZ1066S trực tiếp mà không lo ảnh hưởng đến các vi khuẩn tốt trong ruột. Thuốc dạng uống cũng thuận tiện hơn cho các vùng hệ thống y tế còn yếu kém.
Hiện nay, bằng chứng về độ an toàn và hiệu quả của AWZ1066S còn hạn chế do thiếu kinh phí tiến hành thử nghiệm. Dù vậy, Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ khẳng định AWZ1066S tiêu diệt wolbachia và onchocerca chỉ trong 7 ngày. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu hy vọng hiệu quả AWZ1066S có thể được nhân đôi bởi bệnh phù voi mi mắt khiến một phần cơ thể sưng phù do ký sinh của wolbachia.
Mai Hương
Tin nổi bật
- Nhiều người đi khám sức khỏe mới phát hiện bị bệnh tâm thần
05/07/2024 - 10:54:06
- Thanh niên suýt mất mạng vì ngộ độc thuốc diệt chuột
04/07/2024 - 10:12:39
- Đau bụng đi khám bác sĩ, bàng hoàng phát hiện sán não ký sinh khắp cơ thể
04/07/2024 - 10:00:07
- Bộ Y tế và UNCEF trao đổi thúc đẩy tiếp tục hợp tác về chăm sóc sức khoẻ nhân dân
04/07/2024 - 09:56:36
- Trích rạch vết thương do vỡ hạt tophi sau biến chứng của bệnh gout, cụ ông bị nhiễm trùng nặng
04/07/2024 - 09:52:37
- Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm ông Nguyễn Toàn Thắng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Bộ
04/07/2024 - 09:50:03