Hơn 80 phụ nữ kiện bệnh viện vì cài camera trong phòng đẻ
Bệnh viện Sharp Grossmont bị cáo buộc sử dụng camera ẩn để bí mật ghi lại hình ảnh của khoảng 1.800 bệnh nhân trong phòng sinh. Trong đó, hơn 80 phụ nữ đã tham gia vào vụ kiện.
Theo CNN, Bệnh viện Sharp Grossmont ở thành phố La Mesa, bang California, Mỹ, đang phải đối mặt với vụ kiện trong đó ít nhất 80 phụ nữ cáo buộc bệnh viện xâm phạm quyền riêng tư, sơ suất và quay lại thông tin cá nhân bất hợp pháp.
Bệnh viện Sharp Grossmont bị cáo buộc sử dụng camera ẩn để bí mật ghi lại hình ảnh của khoảng 1.800 bệnh nhân trong lúc họ trải qua các hoạt động y tế liên quan, từ sinh nở, giãn mở tử cung, nạo phá thai cho tới việc giải quyết các ca sẩy thai và cắt bỏ dạ con. Các camera được lắp đặt trong 3 phòng phẫu thuật trong khoảng thời gian hơn 11 tháng bắt đầu từ tháng 7/2012 đến tháng tháng 6/2013.
"Tôi đã vô cùng xấu hổ khi biết rằng những hình ảnh video ghi lại khoảnh khắc dễ tổn thương bị phơi bày", Carla Jones, người cho rằng bệnh viện đã lén quay lại hình ảnh của cô, cho biết.
Theo Abc News, Carla Jones tham gia vụ kiện bắt đầu vào năm 20016 chống lại bệnh viện khi cô biết rằng ca mổ lấy thai khẩn cấp của cô vào tháng 5/2013 đã được bệnh viện quay lại.
Bệnh viện Sharp Grossmont phải đối mặt với vụ kiện cáo buộc quay lén bệnh viện trong khi sinh. Ảnh: CNN.
Allison Goddard, luật sư đại diện của hơn 80 phụ nữ, khẳng định điều đó là vi phạm cơ bản nhất về quyền riêng tư. Luật sư Goddard cho biết cô đã lấy được 5 video từ bệnh viện và đã yêu cầu thêm khoảng 100 video nữa.
"Tôi đã xem video ghi lại cảnh người bệnh được đẩy vào phòng phẫu thuật để tiến hành mổ bắt con", luật sư Goddard cho biết.
Theo mô tả của Goddard, video cho thấy rõ hình ảnh bệnh nhân đang được chuẩn bị phẫu thuật với phần váy áo được gài phía dưới ngực, có thể nhìn thấy phần bụng của bệnh nhân. Sau khi sinh em bé, y tá xoa bóp tử cung của bệnh nhân để loại bỏ các cục máu đông còn sót lại.
Đơn kiện cũng nêu rõ các video được lưu trữ trên máy tính để bàn, một số máy còn không cần mật khẩu. Bệnh viện cho biết đã xóa bỏ ít nhất một nửa các video quay lại nhưng không thể nói họ đã xóa khi nào, bằng cách nào hoặc không thể đảm bảo họ đã thực hiện các bước thích hợp để các bản ghi đó không được phục hồi lại.
Các nguyên đơn yêu cầu bệnh viện phải bồi thường vì những tổn thất nghiêm trọng về tinh thần bao gồm nỗi khổ, kinh hoàng, tủi nhục, trầm cảm và cảm giác bất lực khi biết về các video này.
Về phía bệnh viện, họ cho biết các camera được chuẩn bị khi cố gắng điều tra về nạn ăn trộm thuốc tại bệnh viện. Hồ sơ nêu rõ vào khoảng tháng 5/2012, nhiều loại thuốc biến mất khỏi các xe chở dụng cụ và thuốc trong phòng phẫu thuật. Vì vậy, an ninh bệnh viện đã lắp đặt camera để điều tra vụ việc.
Phương Mai
Tin nổi bật
- Luật Thủ đô (sửa đổi): Đảm bảo kết nối, tương tác hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế quốc gia và địa phương
01/07/2024 - 10:15:06
- 15 năm thực hiện Luật BHYT: Số người tham gia tăng, quyền lợi mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng nâng cao
01/07/2024 - 09:54:28
- Sở Y tế TPHCM gặp khó khăn khi xử lý hành vi bán thuốc qua mạng
28/06/2024 - 10:01:12
- Chi tiết 5 chính sách lớn để phát triển công nghiệp dược, tăng tiếp cận thuốc mới của người dân
26/06/2024 - 14:39:35
- Thời gian cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc mới sẽ giảm từ 12 tháng xuống 9 tháng
24/06/2024 - 09:49:17
- Sửa đổi Luật Dược nhằm bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc chất lượng, kịp thời, giá hợp lý
18/06/2024 - 16:02:13