Gần 4 triệu người Việt Nam mắc bệnh, chỉ 5 - 10% kiểm soát tốt cơn hen
Theo thống kê, ở nước ta có khoảng gần 4 triệu người mắc bệnh hen suyễn, chi phí điều trị lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Nhưng số người kiểm soát tốt bệnh hen chỉ chiếm 5-10%.
Yếu tố gây bệnh
Hen là một bệnh mạn tính. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng vào những lúc giao mùa thì bệnh rất dễ tái phát
Cơn hen có thể xuất hiện vào mùa đông – xuân nhiều hơn. Bệnh hen là bệnh mạn tính chủ yếu do cơ địa của con người và dưới tác động của yếu tố môi trường làm tác nhân gây bệnh. Nhất là trong mùa đông với khí hậu đang nóng chuyển sang lạnh làm cơ thể khó thích nghi. Độ nhạy của những người hen phế quản gấp 100 lần so với người bình thường.
Các yếu tố gây nên bệnh hen:
- Nguyên nhân trong nhà: Chủ yếu là bọ nhà, bụi nhà, lông biểu bì của chó, mèo, chim cảnh, nấm mốc,...
- Nguyên nhân ngoài môi trường: Các vi khuẩn, phấn hoa,…
- Kích hoạt: Khói bụi, thay đổi thời tiết, vận động gắng sức, môi trường,…
Bố mẹ bị hen thì con cháu dễ mắc hen hơn
Việc chữa hen không những chữa cắt cơn mà còn để chữa dự phòng. Phần lớn người bệnh không thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ một cách khoa học. Khi chỉ điều trị thuyên giảm bệnh, thì bệnh nhân lại ngừng điều trị khiến cho bệnh có thể tái phát những cơn khó thở. Bệnh nhận lại tiếp tục nhập viện để điều trị, chẩn đoán,… khiến tái đi tái lại, mất nhiều công sức của thầy thuốc, ảnh hưởng đến tài chính của người bệnh.
Bệnh hen là bệnh không lây, chỉ mang yếu tố cơ địa của bố mẹ, ông bà ảnh hưởng cho con cháu làm cho xuất hiện bệnh hen. Những người có ông bà, bố mẹ bị bệnh hen thì con cháu dễ bị bệnh hen hơn. Hoặc khi ông bà bị hen, anh em bị hen nhưng những người khác chỉ mang những bệnh như viêm mũi dị ứng, dị ứng thuốc, ban ngứa khi thay đổi thời tiết…
Nếu bệnh hen cơn cấp mà không kiểm soát được có thể dẫn đến thiếu o-xy, mệt, cơ hô hấp, sức khỏe giảm sút; có thể tràn khí màng phổi; suy hô hấp gây tử vong. Bệnh hen không điều trị dứt điểm có thể tái phát những cơn hen cấp tính; làm cho hồi phục của cơ phế quản chậm và khó khăn hơn bình thường; sẽ khiến bệnh hen tiến triển làm cho giãn phế nang, khí phế thũng làm tổn thương đường dẫn phí và phế nang. Chứa đựng nhiều không khí cặn ở phổi, sưng to lên làm cho không khí không lưu thông được. Hoặc nặng hơn gây nên tình trạng tâm phế mạn do bệnh hen bị lâu dài liên quan đến tim.
Các loại thuốc điều trị
Thuốc bán rất nhiều trên thị trường là thuốc cắt cơn như Ventolin, Asthalin, Xen montegol… là những loại thuốc cắt cơn dễ dùng, phổ biến, giá thành rẻ.
Cách dùng: Khi bệnh nhân lên cơn khó thở, khò khè, nặng ngực thì có thể dùng thuốc xịt cắt cơn vào miệng của bệnh nhân từ 3 – 10 cái trong 20 phút, và 20 phút tiếp theo lại xịt tiếp. Trong 1 giờ đầu có thể xịt 3 lần cách nhau 20 phút, mỗi lần từ 4 – 6 cái đối với trẻ em, 4 – 10 cái đối với người lớn thì hầu hết 40 – 80% bệnh nhân đã đỡ khó thở.
Nếu đỡ khó thở hơn, bệnh nhân có thể xịt cách ra khoảng 3 – 4h xịt 1 lần như vậy trong vài ngày sẽ tốt. Và có thể uống thêm corticoid để giải quyết được cơn hen.
Linh An
Tin nổi bật
- Viêm mũi dị ứng mùa xuân
16/02/2024 - 09:54:59
- Viêm phổi ở trẻ có triệu chứng gì?
02/02/2024 - 15:16:09
- Các loại viêm xoang thường gặp và triệu chứng
15/01/2024 - 09:59:00
- Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm tiểu phế quản
03/07/2023 - 11:50:42
- Biểu hiện bệnh suy hô hấp mạn tính
26/06/2023 - 11:59:13
- Ngạt mũi liên tục gây khó thở, khó ngủ: nguyên nhân và cách điều trị
18/04/2023 - 10:06:25