Dịch tả lợn châu Phi: Chó, gà, vịt, bọ ve… cũng là tác nhân gây bệnh
Theo các chuyên gia dịch tễ, thú y, ngoài các tác nhân gây bệnh qua người và phương tiện mang mầm bệnh vào trang trại, thì các tác nhân khác là vật nuôi, hay ve nhiễm virus ASF cũng có thể là vật trung gian gây bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Cán bộ chăn nuôi thú y Hà Nội lấy mẫu Test nhanh dịch tả châu Phi tại lò mổ Vạn Phúc, Thanh Trì
Trước tình trạng dịch tả lợn châu Phi (ASF) có dấu hiệu tiếp tục lây lan sang các địa phương mới, Cục thú y khuyến cao: Cơ chế lây bệnh của virus dịch tả lợn châu Phi rất phức tạp, dai dẳng, khó kiểm soát, vì vậy, cần tuyệt đối tuân thủ quy định "5 không" của Luật Thú y.
Cục Thú y chỉ đạo: Khi phát hiện ổ dịch tả ASF, tuyệt đối người nuôi không điều trị lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh. Đối với các địa phương lần đầu tiên phát hiện lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi buộc phải tiêu hủy toàn đàn trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm khẳng định dương tính với bệnh dịch.
Việc tiêu hủy cũng được áp dụng với các đàn lợn liền kề đối với đàn lợn dương tính nhưng chưa được lấy mẫu xét nghiệm. Tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, trong vòng 48 giờ việc tiêu hủy được áp dụng với đàn lợn bị bệnh có triệu chứng lâm sàng của dịch tả lợn châu Phi mà không nhất thiết phải chờ có kết quả xét nghiệm nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát tán, lây lan diện rộng.
Đối với các trang trại chăn nuôi với số lượng lớn có nhiều dãy chuồng riêng biệt thì tiêu hủy toàn bộ lợn trong chuồng, dãy chuồng có lợn bệnh. Các dãy chuồng còn lại áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và lấy mẫu giám sát định kỳ. Nếu phát hiện dương tính hoặc xét thấy có nguy cơ lây nhiễm cao thì tiêu hủy toàn trang trại.
Các chuyên gia dịch tễ còn đưa ra khuyến cáo: Những nguồn mang virus lây cho trang trại mà mọi người ít quan tâm và hay xem thường, là: Chó, mèo , gà vịt ... nuôi cùng trong trại; các loại chuột, bọ và côn trùng chích hút khác cũng là nguồn truyền bệnh.
Ngoài ra, virus gây bệnh có thể sống rất lâu trong thức ăn dư thừa đã qua chế biến. Vì vậy, viêc sử dụng nguồn thức ăn dư thừa của con người cho lợn cần được cân nhắc và tốt nhất là nên bỏ.
Theo Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai – ông Nguyễn Trí Công, diễn biến dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi sẽ vô cùng phức tạp, trước nguy cơ dịch bệnh ASF xãy ra tại Đồng Nai rất cao. Để hạn chế tối đa thiệt hại cho người chăn nuôi, ngoài cách tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, biện pháp an toàn sinh học được chú trọng hàng đầu.
Để cung cấp thêm kiến thức cho các chủ trại chăn nuôi để phòng chống lây lan của dịch bệnh, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai đã mời TS BS Đinh Xuân Phát- giảng viên trường ĐH Nông Lâm TP HCM - Ủy viên và cố vấn Hiệp hội đóng góp ý kiến cho các chủ trang trại chăn nuôi lợn để hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp an toàn sinh học và sát trùng chuồng trại hiệu quả nhất.
5 không để phòng, chống dịch tả lợn châu Phi 1/ Không giấu dịch; 2/ Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; 3/ Không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; 4/ Không vứt lợn chết ra môi trường; 5/ Không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt. |
KH.V
Tin nổi bật
- Kết quả đáng khích lệ từ Dự án của Bộ Y tế sau nửa chu kỳ thực hiện
10/11/2022 - 01:14:48
- Trường Đại học Y Dược thành lập Bộ môn Đột quỵ và Bệnh lý mạch máu não
07/11/2022 - 14:43:29
- Nhiều đề tài nghiên cứu của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được vinh danh tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ tuổi trẻ Ngành Y tế lần thứ XXI năm 2022.
07/11/2022 - 14:31:31
- Hội nghị khoa học Pháp – Việt: Tai Mũi Họng – Thính học năm 2022
07/11/2022 - 14:26:15
- Thứ trưởng Bộ Y tế dự lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Bệnh viện E
18/10/2022 - 10:43:23
- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế: Từ năm 2026 sẽ có vaccine tiêm phòng ung thư cổ tử cung miễn phí cho trẻ em gái
18/10/2022 - 10:37:02