9 nguyên nhân không ngờ khiến hơi thở có mùi
Hơi thở có mùi khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Dưới đây là một số nguyên nhân gây hôi miệng mà chúng ta không ngờ tới.
Loại thuốc bạn đang dùng: Một số loại thuốc điều trị huyết áp cao, trầm cảm, nghẹt mũi, hen suyễn, béo phì,... có thể khiến hơi thở có mùi. Nguyên nhân là bởi nhiều loại thuốc có tác dụng phụ là gây khô miệng.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn giàu protein, đặc biệt là từ thịt đỏ, có thể là một nguyên nhân dẫn đến hôi miệng. Thịt đỏ chứa nhiều sun-fua hơn bất kì nguồn protein nào khác, nó đặc biệt có khả năng cao gây hôi miệng.
Không đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa: Không vệ sinh răng miệng và nướu thường xuyên gây ra sự tích tụ thức ăn thừa và vi khuẩn trong khoang miệng, khiến cho nướu sưng đỏ. Sự tổn thương này có thể gây ra mùi hôi trong miệng, nguy cơ cao mắc bệnh nha chu.
Các vấn đề về xoang: Hôi miệng có thể là do sự phát triển của vi khuẩn hoặc do nhiễm khuẩn trong xoang. Nếu bạn bị viêm xoang, nhiều khả năng bạn sẽ bị hôi miệng. Hãy điều trị viêm xoang, và lúc đó hơi thở có mùi của bạn cũng sẽ biến mất theo.
Thiếu nước: Thiếu nước cũng là nguyên nhân khiến hơi thở có mùi. Bởi khi cơ thể thiếu nước, khoang miệng vẫn đủ ẩm để vi khuẩn phát triển, gây ra hôi miệng.
Sử dụng thuốc lá điện tử (vaping): Sử dụng thuốc lá điện tử, hơi thuốc nóng đi vào khoang miệng có thể gây khô miệng, từ đó làm giảm lượng nước bọt chứa kháng thể diệt khuẩn, và nicotin trong thuốc lá điện tử gây co mạch ở nướu. Điều này khiến protein ở nướu dễ bị phân hóa hơn, gây ra hơi thở có mùi.
Uống thức uống có đường, bao gồm cả nước trái cây: Đồ uống có đường lưu lại trong khoang miệng lâu hơn những thực phẩm khác, chúng đặc biệt có khả năng gây hôi miệng. Vì những đồ uống này bao gồm cả nước trái cây và sinh tố. Bạn nên đánh răng sau khi uống những thức uống này để tiêu diệt những vi khuẩn gây mùi.
Trào ngược axit: Các vấn đề về tiêu hóa, bao gồm trào ngược axit, có thể dẫn đến hơi thở có mùi. Axit từ dạ dày có mùi, đồng thời làm khô họng và khoang miệng, làm vấn đề thêm nghiêm trọng. Vào ban đêm, nằm ngửa có thể khiến axit trào ngược từ dạ dày lên miệng. Nằm hơi dốc người, kê cao đầu hơn có thể giúp ngăn chặn vấn đề này.
Dấu hiệu bệnh ban đầu: Hôi miệng có thể được gây ra bởi vô số bệnh, trong đó có các bệnh nhiễm khuẩn phổi như viêm phế quản, phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi. Ung thư phổi thường gây ra hôi miệng, do đó hôi miệng đang được xem là một triệu chứng ban đầu. Bạn hãy đến chuyên gia y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
CTV Ngọc Diệp/VOV.VN
Tin nổi bật
- 7 loại thực phẩm giúp bạn trẻ trung, ngăn ngừa lão hoá
04/07/2024 - 10:04:04
- 5 lợi ích tuyệt vời khi đắp mặt nạ vào mùa hè
02/07/2024 - 10:31:00
- 5 công thức tắm trắng da đơn giản tại nhà
02/07/2024 - 10:16:25
- Cắt giảm tinh bột để giảm cân sao cho đúng?
01/07/2024 - 10:02:46
- Sai lầm cần tránh khi tập Squat giúp vòng 3 săn chắc
26/06/2024 - 14:48:50
- Những vùng da dễ xuất hiện nếp nhăn và cách chăm sóc phù hợp
20/06/2024 - 10:32:37