Nhận biết cường giáp sớm để điều trị bệnh hiệu quả
Giảm cân, bướu cổ, lo lắng, mệt mỏi,... là những biểu hiện thường gặp của bệnh cường giáp. Nhận biết sớm các triệu chứng cường giáp giúp việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.
4 dấu hiệu nhận biết bệnh cường giáp
Tuyến giáp nằm ở trước cổ, có chức năng sản xuất hormone T3, T4 để điều hòa mọi quá trình chuyển hóa của cơ thể. Khi bị cường giáp, người bệnh sẽ có các triệu chứng của quá trình tăng chuyển hóa như sụt cân nhanh chóng, lo lắng, bồn chồn, cổ to bất thường,... Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách nhận biết dấu hiệu bệnh cường giáp ngay dưới đây.
Giảm cân
Sự trao đổi chất tăng cao là nguyên nhân dẫn đến triệu chứng giảm cân không kiểm soát ở người bị cường giáp. Thực tế cho thấy, nhiều người mắc bệnh cường giáp có thể giảm tới 10kg trong vòng một tháng, mặc dù chế độ ăn không thay đổi. Dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với bệnh tiểu đường.
Lo lắng
Lo lắng, hồi hộp, tim đập nhanh là dấu hiệu thường gặp khi bị cường giáp. Khi bị bệnh, người mắc luôn cảm thấy bất an, bồn chồn, lo sợ, khó ngủ,... Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Cổ to bất thường
Tuyến giáp tăng hoạt động khiến cho vùng cổ của người mắc phình to. Cổ to là biểu hiện của nhiều bệnh lý tuyến giáp như: bướu cổ đơn thuần, suy giáp, cường giáp,... Để nhận biết chính xác nguyên nhân gây cổ to bất thường, người bệnh cần được định lượng nồng độ hormone tuyến giáp để có kết luận chính xác về tình trạng mình đang gặp phải.
Loãng xương
Cường giáp có thể làm xương yếu đi, dẫn đến chứng loãng xương. Đối với phụ nữ mãn kinh bị cường giáp, nguy cơ loãng xương tăng cao hơn. Đây là hậu quả của việc tăng cường vận chuyển canxi từ xương vào máu để phục vụ cho quá trình chuyển hóa.
Cường giáp điều trị như thế nào?
Hiện nay, điều trị cường giáp có 3 phương pháp chính đó là: sử dụng thuốc, phóng xạ và phẫu thuật. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể mà người mắc sẽ được chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Cụ thể:
Sử dụng thuốc
Hai loại thuốc có tác dụng ngăn chặn tuyến giáp sản xuất hormone quá mức được dùng phổ biến trong điều trị cường giáp đó là: methimazole và propylthiouracil (PTU),... Tùy theo tình trạng bệnh và chỉ định điều trị của bác sĩ, các triệu chứng của cường giáp có thể được cải thiện sau một vài tuần sử dụng thuốc kháng giáp. Iod phóng xạ
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55