5 nguyên nhân gây loét miệng ở người nhiễm HIV
Loét miệng là một triệu chứng phổ biến của HIV, có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được điều trị.
Những người nhiễm HIV có nhiều khả năng phát triển các vấn đề về sức khỏe răng miệng, do virus có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến việc chống nhiễm trùng trở nên khó khăn hơn.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 40%-50% người nhiễm HIV bị nhiễm trùng miệng có thể gây ra các biến chứng ở miệng, bao gồm cả vết loét.
Loét miệng có thể gây đau làm ảnh hưởng đến việc ăn, nuốt và uống thuốc ở người nhiễm HIV.
1. Herpes miệng
Herpes miệng có thể gây ra vết loét đỏ đau ở môi, nướu, lưỡi và bên trong má. Những tổn thương này thường được gọi là vết loét lạnh hoặc mụn nước sốt. Nguyên nhân là do nhiễm virus Herpes simplex (HSV).
Herpes miệng do virus Herpes simplex gây nên làm loét miệng.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Sốt, mệt mỏi, đau cơ, sưng hoặc đau hạch bạch huyết, cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran gần vết loét.
Bất cứ ai cũng có thể bị Herpes miệng, nhưng HIV làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội, chẳng hạn như HSV. Những người nhiễm HIV không được điều trị có thể trải qua các đợt bùng phát lạnh kéo dài và nghiêm trọng hơn.
HSV rất dễ lây lan. Có thể nhiễm Herpes miệng thông qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc vết loét lạnh của người bị nhiễm trùng.
Có thể giảm nguy cơ nhiễm HSV bằng cách không hôn hoặc chia sẻ thức ăn với người bị Herpes miệng, đặc biệt là trong khi bùng phát.
HSV cũng có thể gây ra mụn rộp sinh dục, có thể lây truyền khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng.
Herpes có thể điều trị bằng thuốc kháng virus uống, như acyclovir hoặc valacyclovir…
2. Virus gây u nhú ở người
Nhiễm trùng Papillomavirus (HPV) là phổ biến ở những người nhiễm HIV. HPV có thể gây ra những vết sưng nhỏ màu trắng, hoặc mụn cóc trên và xung quanh miệng và môi.
HPV cũng có thể gây ra mụn cóc ở bộ phân sinh dục, rất dễ lây lan. Một người có thể nhiễm HPV khi quan hệ tình dục bằng miệng nếu virus xâm nhập vào máu thông qua vết cắt hoặc vết rách trong miệng, có thể gây loét miệng, khó nuốt, đau họng…
Để giảm nguy cơ nhiễm trùng đường miệng bao gồm:
- Tiêm vaccine HPV,
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ,
- Chung thủy,
- Bỏ hút thuốc và các sản phẩm thuốc lá khác…
Không có cách chữa trị cho HPV. Rất khó điều trị mụn cóc HPV bằng thuốc bôi, vì vậy các bác sĩ có thể cần phải loại bỏ chúng bằng phẫu thuật.
3. Nhiệt miệng
Nhiệt miệng (còn gọi là loét aphthous) là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu. Thông thường vết nhiệt ở miệng có màu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, chúng có dạng hình tròn hoặc oval.
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiệt miệng như chấn thương miệng, chăng thẳng, thiếu vitamin và chức năng miễn dịch yếu. Vết loét này không lây nhiễm.
Có thể giảm nguy cơ loét miệng bằng cách:
- Tránh và kiểm soát căng thẳng;
- Tránh thực phẩm và đồ uống có tính axit hoặc axit;
- Nhai cẩn thận để tránh làm tổn thương miệng;
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh
Đối với vết loét nhẹ, súc miệng bằng nước súc miệng không kê đơn có thể làm giảm viêm và giữ cho vết loét sạch sẽ. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể kê toa thuốc mỡ và nước súc miệng để giảm thiểu đau đớn và trị bệnh.
4. Nấm miệng
Những người có hệ thống miễn dịch bị tổn thương có thể có nguy cơ mắc bệnh nấm miệng cao hơn.
Nấm miệng là một bệnh nhiễm trùng biểu hiện dưới dạng các mảng trắng hoặc vàng trên lưỡi, vòm miệng hoặc bên trong má.
Bất cứ ai cũng có thể bị nấm (tưa) miệng, nhưng trẻ sơ sinh, người già và những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ cao hơn.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Cảm giác nóng rát có thể gây khó nuốt;
- Mất vị giác;
- Khô miệng.
Có thể điều trị tưa miệng bằng nước súc miệng chống nấm và thuốc.
5. Khô miệng
HIV có thể làm cho tuyến nước bọt sưng lên, điều này có thể dẫn đến giảm sản xuất nước bọt và khô miệng. Nước bọt bảo vệ răng và nướu khỏi mảng bám và giúp chống nhiễm trùng. Khô miệng cũng có thể là tác dụng phụ của thuốc điều trị HIV.
Triệu chứng khô miệng bao gồm:
- Khó nhai và nuốt thức ăn khô;
- Khó nói;
- Lưỡi đau;
- Viêm lưỡi;
- Loét lưỡi, hôi miệng.
Có thể điều trị khô miệng bằng cách giữ cho miệng sạch và bổ sung nước. Nếu khô miệng kéo dài, cần đi khám để được điều trị thích hợp vì khô miệng có thể dẫn đến các biến chứng khác, chẳng hạn nbệnh nướu răng.
Tin nổi bật
- Lần đầu ghép thành công gan lợn cho người sống
27/05/2024 - 11:52:41
- Bê bối tại ngân hàng máu cuống rốn khiến người Singapore phẫn nộ
24/04/2024 - 10:58:43
- Làm gì khi vòng kinh không phóng noãn?
26/02/2024 - 10:47:55
- 5 cách giúp giảm stress
23/02/2024 - 10:42:27
- Số người hiến mô tạng ở Việt Nam thấp nhất thế giới
02/02/2024 - 15:25:27
- Nguyên nhân vô sinh hiếm muộn ở người trẻ
31/01/2024 - 11:24:55