Ăn nhậu xay xỉn, thanh niên nuốt nhầm tăm rồi bị xuyên vào tim suốt 4 năm
Một thanh niên 29 tuổi ở Trung Quốc đã phải trải qua cuộc phẫu thuật lấy cây tăm ra khỏi trái tim sau khi vô tình nuốt phải khi say rượu.
Người đàn ông họ Zhou nói với các phóng viên rằng anh có thói quen đặt tăm vào ly uống nước để phân biệt với những người khác. Tuy nhiên, rất có thể trong một lần say rượu vài năm trước, anh đã vô tình nuốt luôn cả cây tăm.
Các bác sĩ cho biết chiếc tăm dài 6 cm được tìm thấy ở tâm nhĩ phải của Zhou. Người ta tin rằng cây tăm đã bị hút vào đường dẫn khí của người đàn ông và đâm xuyên qua thành phổi phải trước khi đâm vào trái tim. Bác sĩ phẫu thuật ở thành phố Nam Ninh, phía Nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã thực hiện một ca phẫu thuật mở ngực cho bệnh nhân vào ngày 9/1/2018, theo Nanning Evening News.
Được biết, sức khoẻ của Zhou bắt đầu suy yếu khoảng 3-4 năm trước và anh đã chi hàng chục triệu đồng để đi kiểm tra sức khoẻ ở bệnh viện. Anh bị viêm phổi thường xuyên và sốt cao, nhưng các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân thực sự. Một số người nói với Zhou rằng anh bị nhiễm trùng huyết trong khi những người khác cho rằng anh bị bệnh bạch cầu.
Tháng trước, Zhou đã đến Bệnh viện Nhân dân khu tự trị Quảng Tây, với hy vọng các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Anh bị sốt cao tới 40 độ C. Khi kiểm tra, các bác sĩ đã tìm thấy bóng đen bất thường ở phổi phải và sự 'tăng trưởng quá mức' ở tâm nhĩ phải. Họ quyết định tiến hành phẫu thuật để điều trị và rồi họ thấy một cây tăm đâm vào tim.
Bác sĩ Wen Zhaohui, phó giám đốc Khoa Phẫu thuật Tim mạch tại bệnh viện nói với các phóng viên rằng rất hiếm khi nhìn thấy dị vật trong tim bệnh nhân và tình trạng như vậy có thể khó chẩn đoán. Nếu tình trạng không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh nhân có thể bị viêm lặp đi lặp lại trong tim và hệ hô hấp.
Bác sĩ Wen cho biết Zhou đã may mắn sống sót sau tai nạn mà không có hậu quả nghiêm trọng nào.
Phương Phương (Theo Daily Mail)
Tin nổi bật
- 6 dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng
17/06/2024 - 10:12:01
- Tại sao đột quỵ lại hay xảy ra vào sáng sớm?
11/06/2024 - 14:08:03
- 7 bước theo dõi và kiểm tra sức khỏe tim mạch tại nhà
24/01/2024 - 15:20:40
- 6 dấu hiệu cảnh báo bệnh tim trên da
20/06/2023 - 14:06:54
- Mổ tim cho người bệnh không nói, không thở được bằng miệng
14/06/2023 - 15:50:38
- Người bệnh huyết áp thấp nên lưu ý gì trong ngày hè
29/05/2023 - 10:15:51