Khoảng 1,5 triệu người được chẩn đoán ở Mỹ mỗi năm và gần 1/10 người Mỹ mắc bệnh tiểu đường. Nhiều người không được chẩn đoán vì các triệu chứng ban đầu có thể mơ hồ, dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Dưới đây là những tín hiệu đầu tiên mà cơ thể có thể gửi đến cho bạn khi bạn mắc bệnh tiểu đường.
1. Hay khát nước
Nếu bạn đang uống đủ nước nhưng lại thấy khát tăng lên, hãy nói chuyện với bác sĩ ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK |
Một dấu hiệu ban đầu rất phổ biến của bệnh tiểu đường là hay khát nước.
Điều này xảy ra do bệnh tiểu đường làm tích tụ đường (glucose) trong máu. Bình thường, thận xử lý glucose, nhưng khi chúng trở nên quá tải, lượng glucose dư thừa sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu của bạn. Các mô khác của cơ thể bị kéo theo nó, khiến cơ thể bạn mất nước và thèm nước để bù vào lượng nước đã mất.
Lưu ý: Các chuyên gia Trường Y Harvard (Mỹ) khuyên bạn nên uống 4 đến 6 cốc nước mỗi ngày. Nếu bạn đang uống đủ nước nhưng lại thấy khát tăng lên, hãy nói chuyện với bác sĩ, theo Eat This, Not That!
2. Đi tiểu thường xuyên
Ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ tăng sản xuất nước tiểu, cố gắng đào thải lượng đường dư thừa đó ra ngoài, và bạn có thể thấy mình phải đi ngoài thường xuyên hơn.
“Điều quan trọng là phải biết cơ thể bạn thế nào là bình thường. Một người bình thường đi tiểu từ 7 đến 8 lần mỗi ngày, nhưng đối với một số người, lên đến 10 lần mỗi ngày là bình thường", Leigh Tracy, chuyên gia dinh dưỡng và điều phối viên chương trình bệnh tiểu đường tại Trung tâm Y tế Mercy ở Baltimore (Mỹ) cho biết.
Lưu ý: Nếu bạn đang đi tiểu nhiều hơn mức bình thường của mình và đặc biệt là nếu bạn thức dậy nhiều lần vào nửa đêm để đi tiểu, hãy nói chuyện ngay với bác sĩ chăm sóc chính của bạn, chuyên gia Tracy nói, theo Eat This, Not That!
3. Đói quá mức
Bệnh tiểu đường làm cho lượng glucose trong máu tăng cao không kiểm soát được, đồng thời ngăn cản tế bào sử dụng glucose để tạo năng lượng, việc thiếu năng lượng có thể khiến bạn đói.
Lưu ý: Nếu bạn nhận thấy mình thường xuyên đói mặc dù bạn vừa ăn các bữa ăn chính và đồ ăn nhẹ trong ngày, bạn nên nói chuyện với bác sĩ của mình, theo chuyên gia Tracy.
4. Mệt mỏi
Vì bệnh tiểu đường làm tăng lượng đường trong máu đồng thời ngăn cản cơ thể sử dụng năng lượng, có thể khiến bạn mệt mỏi. Đi tiểu thường xuyên cũng có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.
Lưu ý: Có sự khác biệt giữa mệt mỏi bình thường và mệt mỏi do tiểu đường. Tình trạng mệt mỏi bình thường sẽ thuyên giảm sau khi nghỉ ngơi. Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy mệt mỏi mặc dù đã ngủ đủ giấc, bạn nên thảo luận với bác sĩ.
5. Nhìn mờ
Theo Mayo Clinic, lượng glucose trong máu cao kéo chất lỏng từ các mô của bạn, bao gồm cả thủy tinh thể. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và gây mờ mắt. Bệnh tiểu đường cũng có thể khiến các mạch máu mới hình thành trong võng mạc, làm hỏng các mạch máu được thiết lập. Nếu những thay đổi đó tiến triển không được điều trị, chúng có thể dẫn đến mất thị lực.
Lưu ý: Nếu bạn đang gặp bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh tiểu đường như mờ mắt, điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt và thường xuyên nếu bạn được chẩn đoán, Rettinger, bác sĩ nội tiết tại Trung tâm
Sức khỏe Providence Saint John ở Santa Monica, California (Mỹ), cho biết, theo
Eat This, Not That! 6. Vết cắt hoặc vết bầm tím chậm lành
Bệnh tiểu đường có thể làm cho các vết thương trên da, chẳng hạn như vết cắt và vết bầm tím, chậm lành hơn.
Lượng đường trong máu cao có thể làm cứng mạch máu, làm chậm lưu lượng máu và ngăn cản ô xy và chất dinh dưỡng đến vết cắt và vết bầm tím để chữa lành chúng. Bệnh tiểu đường cũng có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, làm chậm quá trình sửa chữa tự nhiên của cơ thể.
Lưu ý: Nếu bạn nhận thấy vết cắt hoặc vết bầm tím không lành nhanh như trước đây, hãy đến gặp bác sĩ của bạn.
7. Tự nhiên giảm cân
Nếu bạn giảm cân không có lý do, hãy đến gặp bác sĩ và hỏi xem bạn có nên xét nghiệm bệnh tiểu đường hay không. ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK |
Giảm cân mà không có bất kỳ thay đổi nào trong chế độ ăn uống hoặc tập thể dục, điều này có thể báo hiệu một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như cường giáp, ung thư hoặc tiểu đường.
Khi bệnh nhân tiểu đường mất glucose do đi tiểu thường xuyên, họ cũng giảm calo. Bệnh tiểu đường cũng có thể ngăn các tế bào hấp thụ glucose từ thức ăn để tạo năng lượng và cơ thể có thể bắt đầu đốt cháy các kho dự trữ chất béo làm nhiên liệu thay thế. Cả hai đều có thể dẫn đến giảm cân.
Lưu ý: Nếu bạn giảm cân không có lý do, hãy đến gặp bác sĩ và hỏi xem bạn có nên xét nghiệm bệnh tiểu đường hay không.
8. Ngứa ran, đau hoặc tê ở tay hoặc chân
Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến một loại tổn thương dây thần kinh gọi là bệnh thần kinh, có thể gây ngứa ran hoặc tê ở các chi như bàn tay hoặc bàn chân của bạn.
Điều này rất nguy hiểm vì tê có thể khiến vết cắt hoặc vết thương dễ bị bỏ sót hơn và vì bệnh tiểu đường có thể khiến vết thương chậm lành hơn, các biến chứng có thể dẫn đến.
Lưu ý: Hãy nhận biết những gì đang xảy ra với cơ thể của bạn và nếu bạn đang cảm thấy bất kỳ cơn đau bất thường, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay hoặc bàn chân của mình, hãy đến gặp bác sĩ ngay.
9. Không có triệu chứng
Mọi người thường không có triệu chứng của bệnh tiểu đường. Đôi khi họ có thể nhận thấy tăng cân, đói dai dẳng và mệt mỏi liên quan đến mức insulin cao, nhưng những triệu chứng này có thể hiện trong các bệnh lý khác. Vì vậy, điều quan trọng là phải làm xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân là gì, bác sĩ Kristine Arthur, bác sĩ nội khoa tại MemorialCare Medical Group ở Irvine, California (Mỹ) cho biết, theo Eat This, Not That!
Lưu ý: Nên kiểm tra mức HgbA1c (đôi khi được gọi là "A1c") bằng xét nghiệm máu hằng năm trong lần kiểm tra sức khỏe định kỳ của bạn.
Khuê Nguyễn
Link nguồn:
Theo thanhnien.vn