Nếu không can thiệp, mỗi năm có gần 1.500 trẻ nhiễm HIV từ mẹ
Hàng năm, Việt Nam có gần 2 triệu phụ nữ mang thai, ước tính có khoảng 3.800 thai phụ nhiễm HIV. Nếu không có can thiệp, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 30 - 40%, tương đương 1.140 - 1.520 trẻ bị lây nhiễm HIV.
Ảnh minh hoạ: Internet
Theo số liệu của BV Nhi Trung ương (Hà Nội) và BV Nhi đồng 1 (TP.HCM), số trẻ nhiễm HIV mới được phát hiện có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, chủ yếu gặp ở các trường hợp mẹ không được phát hiện nhiễm HIV trong khi mang thai hoặc chỉ được phát hiện HIV khi chuyển dạ hoặc mẹ nhiễm HIV không tuân thủ điều trị trong thời gian mang thai.
Vẫn còn 12,5% số phụ nữ đẻ nhiễm HIV không được điều trị ARV. Trong tổng số 1,413 phụ nữ có thai nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn còn 233 trường hợp (16,5%) phụ nữ có thai chỉ được bắt đầu điều trị ARV khi chuyển dạ đẻ.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, trong khi 57,6% phụ nữ mang thai được xét nghiệm sàng lọc HIV trong khi chuyển dạ, tỷ lệ phụ nữ đẻ được xét nghiệm sàng lọc HIV trước và trong thời gian mang thai chỉ 38,5%. Tỷ lệ thấp nhất là khu vực Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, chỉ đạt 19,7%; Trung du và miền núi phía Bắc cũng có tỷ lệ rất thấp, 21,3%; Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long lần lượt đạt 61% và 44,1%. Mặt khác, vẫn còn 12,5% phụ nữ đẻ nhiễm HIV chưa được điều trị ARV.
Hàng năm, Việt Nam có gần 2 triệu phụ nữ mang thai và ước tính tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bà mẹ mang thai là 0,19%, tương đương 3.800 thai phụ nhiễm HIV. Nếu không có can thiệp, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con là 30 - 40%, tương đương 1.140 - 1.520 trẻ bị lây nhiễm HIV. Ảnh minh hoạ: Internet
Dấu hiệu nhận biết sớm người bị HIV Giai đoạn đầu tiên còn được gọi là cửa sổ. Vì vậy, người bệnh có thể nhận biết tình trạng bất thường của cơ thể dựa vào một số dấu hiệu sớm. Sốt Dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn cửa sổ có thể là sốt nhẹ, khoảng 38,8 độ C. Khi sốt thường đi kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau họng. Lúc này, virus đi vào mạch máu và bắt đầu nhân lên với số lượng lớn nên gây ra phản ứng kích thích ở hệ miễn dịch. Mệt mỏi Đây là dấu hiệu sớm hoặc muộn của HIV. Phản ứng của hệ miễn dịch cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt khác thường và buồn ngủ. Đau nhức người Người bệnh thường cảm thấy đau cơ, khớp, sưng hạch bạch huyết. Giai đoạn cửa sổ thường bị nhầm với cúm hoặc các nhiễm trùng khác. Đau họng, đau đầu Đây cũng là hai dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn cửa sổ. Nếu người bệnh có các hành vi khiến việc lây nhiễm có thể xảy ra, nên xét nghiệm HIV lúc này bởi đây là giai đoạn virus dễ lây lan nhất. Lúc này cơ thể chưa tạo ra kháng thể chống lại HIV, vì thế xét nghiệm kháng thể có thể không thấy. Người bệnh nên chọn cách phát hiện ARN virus, nhất là trong vòng 9 ngày sau khi nhiễm. Buồn nôn, tiêu chảy Khoảng 30-60% người bệnh có buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy ngắn hạn trong giai đoạn sớm của bệnh HIV. |
Thái Hà (TỔNG HỢP)
Tin nổi bật
- Những huyệt trị đau vùng thượng vị
28/09/2022 - 10:12:21
- Trị bệnh sởi bằng thuốc Đông y
13/07/2020 - 09:56:12
- Mách bạn mẹo hay giúp giảm cơn đau dạ dày
08/07/2020 - 10:01:01
- Đông y chữa sạm da
06/07/2020 - 10:03:41
- Tai biến mạch máu não, gây đột quỵ: Hệ quả và cách khắc phục
03/07/2020 - 09:42:07
- Người đàn ông làm bệnh sởi phát tán tại Mỹ
18/04/2019 - 21:38:55