Khoảng 165.000 người mắc ung thư mới trong năm 2018
Những năm gần đây, bệnh ung thư có xu hướng gia tăng ở Việt Nam. Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, trong năm 2018, nước ta có khoảng 165.000 ca ung thư mới mắc, gần 115.000 trường hợp tử vong và hơn 300.0000 người đang phải chung sống với căn bệnh này.
Đó là thông tin được các chuyên gia cho biết tại Hội thảo "Những tiến bộ của xạ trị trong điều trị ung thư", do Bệnh viện FV tổ chức vừa qua tại TPHCM. Hội thảo có các bác sĩ chuyên khoa ung thư đến từ Úc, Ấn Độ và trong nước, tập trung vào các chuyên đề: Xạ - phẫu trong điều trị ung thư phổi; những tiến bộ trong xạ trị...
Đề cập đến giải pháp điều trị hiệu quả, giúp cho bệnh nhân không chỉ kéo dài sự sống mà còn cải thiện chất lượng sống trong và sau khi điều trị, bác sĩ Basma M’Barek, Trưởng Trung tâm điều trị Ung thư Hy vọng, Bệnh viện FV cho biết, trong các phương pháp điều trị ung thư hiện nay, xạ trị được xem là phương pháp hiện đại và ngày càng được cải tiến với độ chính xác cao nhằm mang đến hiệu quả điều trị tối ưu và hạn chế tác dụng phụ cho bệnh nhân, đặc biệt là kỹ thuật xạ trị điều biến liều kỹ thuật số (VMAT).
Đây là kỹ thuật xạ trị điều biến liều kỹ thuật số kết hợp với kỹ thuật hình ảnh CT 4D nhằm định vị chính xác hình dạng và kích thước của khối u, từ đó có thể tính toán liều xạ tối ưu nhất để tia xạ tiêu diệt được khối u mà không làm tổn hại mô lành xung quanh, nhờ vậy hạn chế tối đa tác dụng phụ ở bệnh nhân.
Mức độ chính xác của kỹ thuật VMAT gần như tuyệt đối, có thể kiểm tra được vị trí bướu cần xạ trị một cách chính xác qua mỗi lần xạ bằng hệ thống chụp hình cắt lớp ngay trên bàn máy xạ. Liều xạ trên mô lành như tuyến mang tai giảm rất nhiều so với các kỹ thuật trước và tiết kiệm thời gian xạ lên tới 50%, đồng thời gia tăng hiệu quả điều trị lên gấp đôi.
“Nhiều bệnh nhân ung thư vòm hầu và thanh quản nhờ điều trị bằng kỹ thuật VMAT đã đạt được hiệu quả điều trị tối ưu, đồng thời vẫn bảo tồn được các mô lành xung quanh. Bệnh nhân sau điều trị vần có thể nói chuyện, ăn uống bình thường, đảm bảo chất lượng sống. Tương tự, với các bệnh nhân ung thư vú hoặc phổi điều trị bằng kỹ thuật VMAT kết hợp với kỹ thuật chụp CT 4D và máy ABC (điều phối nhịp thở tích cực giúp) giúp xác định được độ di chuyển của bướu ngay cả khi người bệnh hít vào hay thở ra, từ đó chiếu xạ chính xác để chỉ tiêu diệt khối u mà không làm tổn thương các mô lành xung quanh”, bác sĩ Basma M’Barek thông tin.
THÀNH AN
Tin nổi bật
- Người phụ nữ cùng lúc mắc 2 loại ung thư
28/06/2024 - 09:50:34
- Điều trị ung thư bàng quang
20/06/2024 - 10:36:13
- Các lựa chọn điều trị ung thư thận
19/06/2024 - 11:15:28
- Các loại thuốc điều trị ung thư thực quản
17/06/2024 - 14:31:44
- Bài tập cho người ung thư dương vật
14/06/2024 - 09:51:01
- Sụt cân, vàng da... dấu hiệu của bệnh ung thư ác tính
12/06/2024 - 10:41:43