Nữ bệnh nhân người nước ngoài bị ung thư nguy kịch do bỏ điều trị
Một nữ bệnh nhân 54 tuổi bị quốc tịch Nam Phi ung thư cổ tử cung biến chứng suy thận cấp, vừa được các bác sĩ Bệnh viện K Trung ương lọc máu cấp cứu.
Giới chuyên môn khuyến cáo người dân nên tầm soát bệnh ung thư ngay khi còn trẻ
Bác sĩ Nguyễn Tiến Đức, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện K Trung ương vừa cho biết cách đây ít ngày Khoa vừa tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân quốc tịch Nam Phi, bà Demirel S. (54 tuổi), nhập viện trong tình trạng ra máu âm đạo, chóng mặt, buồn nôn, da xanh niêm mạc nhợt, vô niệu.
Trước đó, từ tháng 11-2018 bà đã được chẩn đoán ung thư cổ tử cung tại một bệnh viện khác ở Hà Nội nhưng bệnh nhân không điều trị. Chỉ đến khi tình trạng bệnh nguy kịch, bệnh nhân mới được đưa đến bệnh viện.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị suy thận cấp do khối ung thư cổ tử cung xâm lấn lan rộng làm giãn niệu quản 2 bên, ure huyết tăng, thiếu máu nặng… Các bác sĩ lập tức tiến hành truyền máu, lọc máu, cấp cứu tích cực giúp tình hình bệnh nhân cải thiện. Bệnh nhân được chỉ định thực hiện các xét nghiệm siêu âm, chụp cộng hưởng từ, cho thấy khối u cổ tử cung kích thước 9,5x8,7x9,6cm, nhiều hạch chậu và hạch chủ bụng, khối tuyến thượng thận 2 bên. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy thận cấp và mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 4, sẽ tiếp tục được theo dõi và điều trị theo phác đồ.
Khối u của nữ bệnh nhân này gần có kích thước gần 10 cm
Theo bác sĩ Đức, có nhiều nguy cơ gây ung thư cổ tử cung trong đó, virus HPV là thủ phạm chính gây nê 99,7% ca ung thư cổ tử cung. Virus này lây truyền qua đường tình dục.
Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ, đặc biệt từ độ tuổi 30 trở lên. Bình quân mỗi năm Việt Nam có khoảng gần 4.200 ca mắc mới và có hơn 2.400 ca tử vong vì căn bệnh này. Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Các bác sĩ cũng lưu ý, ung thư cổ tử cung là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị ở giai đoạn đầu. Việc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là rất cần thiết cho điều trị căn bệnh này, đem lại hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung sẽ giúp tiết kiệm chi phí, giảm thời gian điều trị, giảm thiểu rủi ro.
Chi phí cho một lần đi khám sàng lọc ung thư sớm là rất nhỏ so với số tiền phải bỏ ra để điều trị bệnh lâu dài khi phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Chị em phụ nữ nên quan tâm đến những biểu hiện bất thường, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của mình, thường xuyên thăm khám phụ khoa để phát hiện sớm, điều trị khỏi nếu không may mắc bệnh.
Theo số liệu của Ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAL) và ước tính của ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bị bệnh ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém. Thống kê cho thấy những loại bệnh ung thư thường gặp hiện nay ở nam giới đó là ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày và ung thư gan. Ở nữ giới đứng đầu là ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư cổ tử cung, ung thư phổi và ung thư dạ dày. |
Tin nổi bật
- Người mắc tiểu đường type 2 có nguy hiểm?
11/06/2024 - 14:54:24
- 7 món ngon ngày Tết người tiểu đường nên hạn chế
05/02/2024 - 10:08:55
- Điều gì xảy ra khi tăng và hạ đường huyết?
04/01/2024 - 15:06:31
- Bác sĩ cảnh báo biến chứng mạn tính nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường
21/06/2023 - 10:31:04
- Triệu chứng cảnh báo cơ thể không dung nạp glucose
22/02/2023 - 09:47:22
- Vì sao bị viêm tuyến giáp? Viêm tuyến giáp có chữa khỏi không?
20/02/2023 - 10:25:02