Nhận biết và xử trí bệnh do nắng nóng
Thời tiết nắng nóng có thể gây ra những tác hại khó lường cho cơ thể. Một số thói quen tốt cũng như nhận biết và sơ cứu đúng sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe hiệu quả.
Chủ động bổ sung nước cho cơ thể để phòng tránh bệnh do nắng nóng
Theo TS Bạch Mai, trong mồ hôi, thành phần chính là nước (98%), 2% là muối vô cơ và sản phẩm chuyển hóa. Mất quá nhiều mồ hôi sẽ gây mất cả nước và muối (natri). Trong khi đó, natri là một chất điện giải chính có vai trò điều hòa áp lực thẩm thấu và cân bằng thể dịch, cân bằng acid-base, hoạt động điện sinh lý trong cơ, thần kinh và chống lại các yếu tố gây sức ép đối với hệ thống tim mạch.
Stress nhiệt, tiêu cơ Đáng lưu ý, tình trạng tiêu cơ - bệnh lý liên quan đến stress nhiệt và gắng sức kéo dài, dẫn đến “chết” cơ mà chưa nhiều người nhận biết. Khi cơ chết có thể gây ra loạn nhịp tim và co giật bất thường, làm hư thận. Các triệu chứng liên quan đến tiêu cơ: đau cơ, nước tiểu tối màu (màu trà hoặc nâu), nhưng đôi khi chỉ là mệt mỏi nhiều. Khi có triệu chứng tiêu cơ, nên nghỉ ngơi, tăng lượng nước uống và đến cơ sở y tế để được chăm sóc đúng cách. |
Chủ động bù nước để bảo vệ tim mạch
Theo PGS-TS Lê Bạch Mai, Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhu cầu các chất dinh dưỡngvà đặc biệt là natri cần thiết cho tất cả mọi người. Khẩu phần muối không chỉ quyết định năng suất làm việc mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe nếu không được quan tâm đúng mực. Khi làm việc nặng, làm việc lâu trong điều kiện nắng nóng, mất mồ hôi nhiều, lượng mồ hôi được thoát ra có khi tới 3 - 4 lít trong một ca lao động.
Do đó, nếu phải làm việc trong điều kiện trời rất nóng, ra mồ hôi quá nhiều, có thể gây mất nước tại khu vực ngoài tế bào, thậm chí là mất nước toàn bộ. Nếu không được bổ sung kịp thời, sẽ dẫn đến các rối loạn sinh lý, bệnh lý như: hạ huyết áp, mạch nhanh, tiểu ít, da khô, khát nước, nếu nặng có thể dẫn đến sốt, rối loạn tâm thần, thần kinh... Vì vậy, cơ thể cần được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng (natri có trong các thực phẩm như: sữa, thịt, hải sản, bánh mì, bánh quy…), nhưng lưu ý không ăn mặn để kiểm soát huyết áp.
Các chuyên gia cũng lưu ý về tình trạng chuột rút do mức độ muối thấp trong cơ bắp khi đổ mồ hôi nhiều. Chuột rút cũng có thể là triệu chứng của tình trạng kiệt sức do nhiệt với biểu hiện đau cơ, đau hoặc co thắt ở bụng, cánh tay hoặc chân. Khi đó, cần được uống nước hoặc thức uống có bổ sung chất điện giải và nên đến cơ sở y tế nếu chuột rút không giảm trong vòng 1 giờ.
Đột quỵ do nhiệt
Có thể nhận biết các triệu chứng của đột quỵ như: lẫn lộn, trạng thái tinh thần bị thay đổi, nói nhảm; mất ý thức (hôn mê), co giật; da nóng, khô hoặc đổ mồ hôi nhiều; nhiệt độ cơ thể rất cao. Trong trường hợp này, cần gọi cấp cứu để được chăm sóc y tế khẩn cấp, đồng thời khẩn trương di chuyển người đó đến nơi râm mát và nới rộng quần áo ngoài; làm mát nhanh chóng bằng cách làm ướt da, đặt khăn ướt lên da, đầu, cổ, nách và bẹn; đảm bảo lưu thông không khí xung quanh để tăng tốc độ làm mát.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo về tình trạng kiệt sức do nhiệt, do sự mất nước và muối quá mức khi đổ mồ hôi quá nhiều. Dễ bị kiệt sức nhất là người già, bị huyết áp cao và những người làm việc trong môi trường nóng bức. Các triệu chứng của kiệt sức do nhiệt gồm: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, cáu gắt, khát nước, nhiệt độ cơ thể tăng cao, giảm lượng nước tiểu. Bổ sung đủ nước sẽ ngăn chặn tình trạng nêu trên.
Nam Sơn
Tin nổi bật
- Làm thế nào để đối phó với lo âu và trầm cảm
20/06/2024 - 10:47:23
- 5 cách phòng viêm quanh răng tránh nguy cơ rụng răng
12/03/2024 - 16:52:56
- Cách ngăn ngừa tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ em
01/03/2024 - 11:22:11
- Bất ngờ với nguyên nhân gây viêm lợi nhiều người chưa biết
27/02/2024 - 11:38:18
- Tay chân bị lạnh vào mùa đông, nguyên nhân và cách khắc phục
26/02/2024 - 10:09:05
- Thời điểm tuyệt đối không nên massage cho trẻ
26/01/2024 - 10:30:39