Loét miệng: Cách dùng thuốc và phòng tránh
Loét miệng gây đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Điều trị kịp thời giúp giảm đau, giảm tái phát, kéo dài thời gian không mắc bệnh.
1. Loét miệng là gì?
Loét miệng là một tình trạng bệnh lý răng miệng không gây nguy hiểm nhưng lại khá phổ biến mà hầu hết mọi người đều phải gặp ít nhất 1 lần trong đời. Bệnh gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là quá trình hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn. Bệnh không giới hạn độ tuổi mắc, có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn.j
Loét miệng được phân loại thành loét áp-tơ, còn gọi là bệnh nhiệt miệng (nhỏ hoặc lớn) và loét miệng thể herpes. Đa số các trường hợp (hơn 3/4) là loét miệng nhỏ, tự giới hạn vết loét, thường xuất hiện dưới dạng vết đơn lẻ hoặc thành từng đám. Những tổn thương có thể có đường kính lên đến 5 mm và xuất hiện với tâm màu trắng hoặc vàng và viền ngoài đỏ sưng viêm.
Vị trí thường thấy là cạnh lưỡi, bên trong môi và má. Loét có xu hướng kéo dài 5 đến 14 ngày. Nhiệt miệng là loại loét miệng phổ biến nhất, nhưng nó không phải là duy nhất.
Loét miệng là một tình trạng bệnh lý răng miệng, gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày.
2. Phân loại loét miệng
Có đến 3 loại loét áp-tơ chính, bao gồm:
2.1 Loét áp-tơ nhỏ: Đây là loại thường gặp nhất, chiếm khoảng 80% số người bệnh mắc phải. Chúng có kích thước nhỏ, đường kính thường dưới 5mm, có dạng hình tròn hoặc ovan và thường không gây quá nhiều đau đớn.
2.2 Loét áp-tơ lớn: Dạng này ít phổ biến hơn, gặp ở khoảng 10-12% bệnh nhân, thường có kích thước từ 5mm trở lên, chúng có thể gây loét đau kéo dài, đặc biệt là khi ăn uống.
2.3 Thể Herpes: Sở dĩ nó được gọi như vậy vì những tổn thương do loét gây nên giống với nhiễm herpes, tuy nhiên chúng lại không liên quan đến virus herpes simplex. Nhiều vết loét nhỏ có dạng đầu kim hợp lại với nhau tạo thành các vết loét lớn, có hình dạng bất thường.
3. Nguyên nhân của loét áp-tơ
Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân chính xác của loét miệng vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, người ta cho rằng loét có thể do một hoặc kết hợp của các tác nhân bên ngoài. Các yếu tố khởi phát gây ra loét áp-tơ bao gồm:
- Căng thẳng: Đây là 1 nguyên nhân phổ biến gây loét miệng, mặc dù stress không trực tiếp gây ra loét nhưng nó làm tăng cơ hội phát triển vết loét và có thể ảnh hưởng đến quá trình tự chữa lành của chúng.
- Di truyền: Tổn thương nhẹ bên trong miệng, ví dụ như vết cắt, vết bỏng hoặc vết cắn vô tình trong khi ăn, đánh răng,…
- Sodium lauryl sulfate - một thành phần hoạt tính trong một số loại kem đánh răng và nước súc miệng. Hợp chất này chưa được chứng minh là chất gây kích thích tạo loét, nhưng nó lại kéo dài thời gian cần thiết để làm lành vết loét.
- Thực phẩm gây tổn thương vùng miệng: Bao gồm một số đồ ăn và thức uống như cà phê, sôcôla, trứng và pho mát. Ngoài ra, các loại thực phẩm có tính axit hoặc cay khác cũng có thể gây loét miệng.
- Sự thiếu hụt một số vitamin và/hoặc khoáng chất bao gồm kẽm, vitamin B12, folate và sắt.
Việc sử dụng hay bỏ thuốc lá, thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai kỳ, kinh nguyệt, phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong khoang miệng, hệ thống miễn dịch suy yếu... cũng có thể gây loét miệng.
Một số nghiên cứu gợi ý sự kết hợp của loét áp-tơ với vi khuẩn Helicobacter pylori – loài vi khuẩn thường gây ra viêm loét dạ dày tá tràng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, việc điều trị tiệt trừ HP có thể làm chấm dứt các đợt tái phát loét áp-tơ.
Ngoài ra, vết loét tái phát có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng, bao gồm: Bệnh Crohn, bệnh của Behcet, HIV / AIDS,… Tuy nhiên những trường hợp này thường rất hiếm gặp.
4. Điều trị loét áp-tơ miệng
Việc điều trị chủ yếu giúp giảm triệu chứng đau, giảm khả năng tái phát và kéo dài thời gian không mắc bệnh. Một số thuốc hữu hiệu có thể được dùng trong trường hợp loét miệng như:
4.1. Điều trị loét miệng nhờ nước súc miệng chlorhexidine gluconate
Có một số bằng chứng cho thấy nước súc miệng chlorhexidine giúp giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của loét. Do các nhiễm khuẩn thứ phát thường xuyên xảy ra trong điều trị loét miệng, việc sử dụng các tác nhân kháng khuẩn là cần thiết nhằm ngăn ngừa bội nhiễm trong quá trình lành vết thương. Mặc dù chlorhexidine giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn thứ phát nhưng nó không ngăn chặn tái phát vết loét.
Lưu ý khi dùng:
- Nước súc miệng có vị đắng và bạc hà, thường xuyên sử dụng có thể dẫn đến răng nâu, triệu chứng thường không vĩnh viễn.
- Bệnh nhân chải răng trước khi sử dụng nước súc miệng, có thể làm giảm hiện tượng xỉn màu răng.
- Súc miệng kỹ lại bằng nước sau khi chải răng do một số thành phần trong kem đánh răng làm bất hoạt chlorhexidine.
- Một ngày nên dùng nước súc miệng hai lần, mỗi lần dùng 10 ml, súc miệng trong 1 phút và tiếp tục súc sau khi hết triệu chứng 48 giờ .
4.2. Corticosteroid tác động tại chỗ
Corticosteroid tác dụng tại chỗ trên vết loét để giảm viêm, đau, đồng thời rút ngắn thời gian chữa bệnh. Hiện có sẵn dạng kem bôi trong thành phân chứa triamcinolone acetonide.
4.3. Thuốc giảm đau tại chỗ
Nước súc miệng hoặc khí dung benzydamine và gel nha khoa salicylate choline có tác dụng rất ngắn nhưng có thể hữu ích trong loét lớn, gây đau nhiều.
Súc miệng 15 ml, ba lần/ngày. Khi sử dụng benzydamine có thể xảy ra tê, ngứa ran và đau nhức. Ngoài ra, có thể pha loãng các nước súc miệng với nước trước khi sử dụng để làm giảm đau nhức. Không sử dụng nước súc miệng benzydamine cho trẻ dưới 12 tuổi. Xịt 4 nhát benzydamine dạng khí dung một lần, 3 lần/ngày vào nơi tổn thương.
Mặc dù aspirin không được khuyến khích cho trẻ em dưới 16 tuổi vì liên quan đến triệu chứng hội chứng Reye, nhưng gel nha khoa salicylate choline có thể làm giảm tác dụng của salicylate và do đó sử dụng được ở trẻ em.
4.4. Gây tê tại chỗ
Gel lidocaine 2% có tác dụng gây tê tại chỗ. Mặc dù thuốc có hiệu quả trong giảm đau tạm thời (việc duy trì sự tiếp xúc giữa gel với bề mặt loét là rất khó), do đó thuốc ít được sử dụng khi tổn thương nằm sâu ở những nơi không thể tiếp cận trong khoang miệng.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%, không nên súc miệng với nước muối tự pha quá mặn sẽ tăng kích thích, gây đau nhiều hơn.
Lưu ý: Khi dùng thuốc bôi viêm loét miệng, nên bôi thuốc vào trước các bữa ăn khoảng 1 giờ để vừa có tác dụng kháng viêm mà vừa có tác dụng giảm đau. Đồng thời bôi trước khi đi ngủ buổi tối 1-2 giờ để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
5. Phòng ngừa loét áp - tơ miệng
Để phòng tránh mắc loét miệng, nên tránh tất cả những nguyên nhân có thể gây ra chấn thương tại vùng miệng. Bao gồm:
- Giữ vệ sinh răng miệng tốt, dùng bàn chải đánh răng mềm tránh gây kích ứng niêm mạc miệng.
- Tránh các loại thức ăn cứng, thực phẩm có tính axit, chua, cay có thể gây loét.
- Không nói chuyện khi đang ăn, nhai để hạn chế cắn vào môi, lưỡi.
- Giảm căng thẳng: Đối với nhiều bệnh nhân, stress có thể gây nhiều đợt tái phát loét áp-tơ, do đó việc quản lý giảm bớt stress cũng góp phần giảm tần suất xuất hiện các đợt tái phát.
- Tránh dùng các loại kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate nếu thường xuyên bị loét áp-tơ.
- Các yếu tố nội tiết đôi khi có thể kích hoạt một đợt bùng phát loét áp-tơ ở giai đoạn trước khi có kinh. Dùng thuốc tránh thai uống có thể xem là một biện pháp hữu ích.
- Bổ sung vào khẩu phần ăn các thành phần dinh dưỡng như sắt, folic acid, hoặc vitamin B12 giúp giảm nguy cơ phát triển vết loét.
Tin nổi bật
- TPHCM: Phát hiện một công ty quảng cáo cung cấp dịch vụ truyền nước biển tại nhà trái phép
05/07/2024 - 10:58:42
- Thêm 2 ca tai biến thẩm mỹ, Bệnh viện Korea Star - Sao Hàn phải dừng hoạt động phẫu thuật
20/06/2024 - 10:55:38
- 'Loạn' hoạt động thẩm mỹ trái phép tại Quảng Bình
20/06/2024 - 10:00:35
- Thanh Hóa: Mập mờ tên gọi Phòng khám Đa khoa Hà Thành, 'ship' bệnh nhân đến cơ sở không phép khám bệnh
12/06/2024 - 10:35:47
- Phòng khám ngoại khoa Kinhealth - Địa chỉ “vàng” cho bệnh nhân bệnh trĩ, rò hậu môn
11/06/2024 - 16:48:20
- Xử lý ‘Viện phục hồi giãn tĩnh mạch Top 1 châu Âu” hoạt động trái phép ở quận 7
24/04/2024 - 11:05:38