Cô gái 17 tuổi bị tê liệt toàn thân chỉ vì nghiện thú chơi giới trẻ ngày nay thích
Tiểu Mễ nói, cô rất hối hận vì sự tò mò của mình mà tham gia hít bóng cười cùng bạn bè, cô bé hoàn toàn không biết hậu quả lại nghiêm trọng đến như vậy.
Tiểu Mễ 17 tuổi, 4 tháng trước cùng bạn bè bắt đầu đến quán bar, lần đầu tiên được tiếp xúc với bóng cười và nghiện chúng, sau này không có cách nào thoát ra được. Sau hơn 3 tháng Tiểu Mễ dần xuất hiện tình trạng 2 chân bị yếu, toàn thân ở trong trạng thái tê liệt, bất hạnh hơn sau đó cô gặp tai nạn, khiến tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Ban đầu, Tiểu Mễ luôn nghĩ rằng, đó là do di chứng của vụ đụng xe, tuy nhiên khi đi khám, bác sĩ phát hiện điều bất thường.
Bác sĩ Chu Chính Triết, Trưởng Khoa nội thần kinh cho biết: “Kiểm tra cộng hưởng từ cột sống, phát hiện dây thần kinh tủy sống của cô bé đã bị suy thoái. Sau đó, chúng tôi sắp sếp cho người bệnh nhập viện. Sau 3 tuần điều trị, tứ chi của bệnh nhân đã có phần cải thiện, nhưng dây thần kinh tủy sống rất khó hồi phục, cho đến hiện tại vẫn chưa thể tự đi lại bình thường. Ngay cả khi đứng dậy đi vệ sinh, người bệnh cũng cần phải có sự giúp đỡ của người thân”.
Bác sĩ Chu Chính Triết giải thích chấn thương dây thần kinh tủy sống của bệnh nhân.
Bác sĩ Chu Chính Triết lý giải về thành phần bóng cười: Bóng cười thực chất là quả bóng bay được bơm khí nitrous oxide, nó là một loại khí không màu. Nitrous oxide được sử dụng trong y học từ hơn 150 năm trước để gây mê toàn thân. Tuy nhiên do tác dụng yếu nên hiện nay trong y học chất này ít được sử dụng đơn độc mà thường được sử dụng phối hợp với các thuốc gây mê khác. Cũng do hiệu quả gây mê yếu và ngắn nên N2O được ưa chuộng trong nha khoa và sản khoa (sinh thường).
Sử dụng loại bóng cười này, chỉ cần dùng miệng ngậm vào đầu quả bóng hít khí trong đó rồi lại thổi ngược ra cho quả bóng to lên. Cứ như vậy lặp lại khoảng 4 - 5 lần sẽ khiến bất cứ ai dù đang vui hay buồn đều sẽ cười thả phanh.
Tác hại của việc hít bóng cười?
Sau khi hít khí trong bóng cười, cơ thể có cảm giác tê tê, phấn khích, cười ngả nghiêng. Khi vào cơ thể, nó gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh và tim mạch. Chỉ riêng cười quá mức, liên tục cũng đã có thể gây ngạt do thiếu oxy, và nếu trên cơ địa có bệnh đường hô hấp thì rất nguy hiểm, có thể bị ngạt, suy hô hấp. Nguy cơ tử vong do biến chứng về tim mạch, rối loạn nhịp tim cũng là tác hại của loại khí này.
Thời gian dài sử dụng cũng sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất vitamin B12, từ đó ảnh hưởng đến chức năng của máu và hệ thần kinh, gây ù tai, rối loạn tâm lý, cảm xúc thất thường, thậm chí xuất hiện tê liệt tứ chi. Ngoài ra, người bệnh còn có hiện tượng đi tiểu không tự chủ, đau bụng, táo bón, tổn thương cột sống, còn có thể phát sinh ảo giác và các vấn đề về tâm thần như mất trí nhớ, nghiêm trọng hơn có thể trở thành người thực vật, hôn mê, cuối cùng dẫn đến tử vong.
Loại bóng cười hiện đang được giới trẻ ưa thích, thường xuyên sử dụng để tăng sự hấp dẫn vui vẻ trong bữa tiệc. Tuy nhiên, nếu không giải quyết triệt để thì việc gây ra hệ lụy xã hội từ nhóm người sử dụng này sẽ phát triển. Đặc biệt nếu người sử dụng bóng cười kèm với bia rượu thì mức độ tử vong vô cùng lớn. Do đó, bác sĩ khuyên mọi người, đặc biệt là giới trẻ không nên sử dụng loại bóng cười này và các cơ quan có chức năng cần khuyến cáo hoặc đưa chất kích thích này vào danh mục cấm.
Hà Vũ (Dịch theo Ettoday)
Tin nổi bật
- Viêm mũi dị ứng mùa xuân
16/02/2024 - 09:54:59
- Viêm phổi ở trẻ có triệu chứng gì?
02/02/2024 - 15:16:09
- Các loại viêm xoang thường gặp và triệu chứng
15/01/2024 - 09:59:00
- Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm tiểu phế quản
03/07/2023 - 11:50:42
- Biểu hiện bệnh suy hô hấp mạn tính
26/06/2023 - 11:59:13
- Ngạt mũi liên tục gây khó thở, khó ngủ: nguyên nhân và cách điều trị
18/04/2023 - 10:06:25