Chữa đau lưng bằng lá lốt bạn đã nghe chưa?
Chữa đau lưng bằng lá lốt là một trong những bài thuốc dân gian phổ biến được ông cha ta áp dụng từ lâu đời và có hiệu quả rất tốt.
Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu món ăn bài thuốc phòng trị đau nhức xương khớp từ lá lốt đơn giản, dễ làm để độc giả tham khảo:
Lá lốt là một loại lá rất quen thuộc cũng như dễ tìm, được các bà nội trợ sử dụng như một loại lá để tạo ra món ăn ngon cho cả gia đình.
Nhưng trong y học cổ truyền thì lá lốt lại được dùng để chữa đau thắt lưng ở nam giới hay phụ nữ rất tốt. Vì lá lốt có vị nồng, tính ấm, hơi the nên có tác dụng làm giảm đau xương khớp, ấm bụng, trừ lạnh, chữa đau thắt lưng, đầy hơi, khó tiêu, nôn mửa, kháng khuẩn, chống viêm. Do đó chữa bệnh đau lưng trên bằng lá lốt đã mang đến cho người bệnh một giải pháp hữu hiệu.
Ông bà ta thường hay sử dụng lá lốt để chữa bệnh đau lưng kèm theo với các loại lá khác như lá ngải cứu, rễ bưởi, vòi voi. Bằng cách cho vào ấm sắc lấy nước để uống.
Chữa đau lưng bằng lá lốt với các bài thuốc uống
Lá lốt, rễ cỏ xước, dây chìa vôi, rễ quýt rừng, hoàng lực, đơn gối hạc: Tất cả các nguyên liệu trên cho vào nồi sắc lấy nước dùng để uống trong ngày.
Lá lốt, tục đoạn, tầm gửi: Bạn hãy lấy các nguyên liệu như tục đoạn, lá lốt, cây tầm gửi mang đi sắc lấy nước để uống.
Lá lốt, cẩu tích, cỏ xước, rễ quýt rừng, hy thiêm, thiên niên kiện, cà gai leo: Cho vào nồi sắc lấy nước để uống trong ngày.
Chữa đau lưng bằng lá lốt có tác dụng nhanh và hiệu quả
Rễ lá lốt, rễ cây vòi voi, rễ cây bưởi và rễ cây cỏ xước: bạn hãy lấy tất cả nguyên liệu trên đi rửa sạch, rồi sao vàng, sắc lấy nước để uống trong ngày. Một thời gian kiên trì sử dụng, người bệnh sẽ thấy những triệu chứng đau lưng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Lá lốt dùng để uống: Lấy một nắm lá lốt tươi, mang đi rửa sạch, rồi mang đi sắc lấy nước dùng để uống trong ngày.
Chữa đau lưng bằng lá lốt với bài thuốc đắp
Nguyên liệu: 200g lá lốt tươi, 400g muối hột. Cách làm:
- Bước 1: Lá lốt rửa sạch và giã nhỏ ra.
- Bước 2: Bắc chảo lên, đun nóng và cho muối cùng lá lốt vào rang nóng
- Bước 3: Bọc hỗn hợp vào một miếng vải sạch rồi đắp lên vùng lưng đau.
Hỗn hợp muối và lá lốt có thể dùng lại, lưu ý thực hiện 3 lần một ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Với cách chữa đau lưng bằng lá lốt này, cơn đau lưng sẽ nhanh chóng tan ra, hiệu quả rất tốt với những trường hợp bị đau do vận động nặng, đồng thời cách này cũng giúp người bệnh thư giãn thoải mái hơn.
Chữa đau lưng bằng các món chế biến từ lá lốt
Các món ăn từ lá lốt chữa đau lưng hiệu quả
Thịt bò xào lá lốt
Nguyên liệu: 200g thịt bò, 1 nắm lá lốt tươi (khoảng 50g)
Cách thực hiện:
- Bước 1: Lá lốt rửa sạch, thịt bò sơ chế quá và thái mỏng
- Bước 2: Đun nóng chảo, cho dầu vào đun sôi rồi cho thịt bò vào xào đến khi gần chín thì cho lá lốt vào đảo đều đến khi chín là dùng được.
Thực tế, thịt bò xào lá lốt rất tốt cho sức khỏe nhưng để chữa đau lưng thì hiệu quả thấy tương đối chậm, nhưng khi đã áp dụng đủ những phương pháp chữa đau lưng bằng lá lốt 3 ngày trước đó, bò xào lá lốt có thể xem như một bài thuốc hỗ trợ chữa dứt điểm cơn đau sau 4 ngày và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Chả lá lốt
Theo Đông y, lá lốt có vị cay tính ấm có tác dụng ôn trung (làm ấm bụng); tán hàn (trừ lạnh); hạ khí (đưa khí đi xuống); kháng viêm, chỉ thống (giảm đau).
Còn thịt lợn, thịt nạc lợn (trư nhục) có vị ngọt, mặn, tính bình, vào kinh tỳ, vị, thận. Có tác dụng tư âm nhuận táo. Hai vị thuốc này kết hợp với nhau có vai trò bổ chính khu tà, ôn ấm cơ thể, nâng cao chính khí loại trừ tật bệnh.
Chả lá lốt là món ăn vừa ngon, vừa có tác dụng chữa đau lưng rất tốt
Thịt rửa sạch xay nhuyễn, lá lốt cắt cuống rửa sạch để ráo lấy một phần thái chỉ. Đem thịt, lá lốt (thái chỉ) ướp cùng hành, tiêu, gia vị đủ dùng. Trải úp từng lá lên một mặt phẳng (có thể dùng mặt thớt), xúc phần thịt xay vào giữa, cuộn tròn lại.
Cho dầu vào chảo, để lửa nhỏ cho tới khi dầu nóng. Cho chả vào rán nhỏ lửa cho tới chín vàng đều xếp vào đĩa đem ra ăn nóng với bún hoặc với cơm. Có thể ăn hằng ngày. Bài thuốc có tác dụng bổ can thận, ôn trung, tán hàn, thông kinh hoạt lạc, kháng viêm, hạ khí, chỉ thống (giảm đau).
Thích dụng cho những người mắc chứng tê bại chân tay, sưng đau các khớp hạn chế vận động do phong thấp kể cả gút.
Ngoài ra còn có hiệu quả với các chứng bệnh như: yêu cước thống (đau lưng), tỵ uyên (mũi chảy nước tanh thối kéo dài), trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu, cảm lạnh, sợ lạnh, lạnh tứ chi, huyết áp thấp, hay đổ mồ hôi chân…
Nguyễn Linh
Tin nổi bật
- Bài tập tốt cho người bạch tạng
01/07/2024 - 09:57:44
- Biện pháp khắc phục chứng buồn ngủ ban ngày
28/06/2024 - 10:03:55
- Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?
27/06/2024 - 09:42:43
- 5 bài tập giúp tăng sức mạnh trí não
26/06/2024 - 14:51:43
- Quất hồng bì vào mùa, cách sử dụng đúng có lợi cho sức khỏe
24/06/2024 - 10:51:23
- Bài tập giảm triệu chứng cho người bệnh áp xe hậu môn
20/06/2024 - 10:16:19