An toàn, vệ sinh thực phẩm tại các lễ hội: Vẫn nhiều nỗi lo
Dù ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, song vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các lễ hội vẫn là nỗi lo thường trực, khi Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội đã phát hiện nhiều vi phạm trong các buổi kiểm tra lễ hội đầu xuân mới đây. Mùa lễ hội mới chỉ bắt đầu, để kiểm soát được tình hình an toàn thực phẩm, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn của cơ quan chức năng.
Bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các lễ hội là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ảnh: Bá Hoạ
Kiểm tra là phát hiện vi phạm
Thế nhưng, ngày 14-2, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội do ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội làm Trưởng đoàn đã kiểm tra 3 nhà hàng tại khu vực chùa Thiên Trù đã phát hiện nhiều vi phạm về an toàn, vệ sinh thực phẩm. Cả 3/3 nhà hàng đều bày bán thực phẩm tươi sống lẫn với thực phẩm chín, không tuân thủ việc bảo quản thực phẩm trong tủ chuyên dụng. Bát ăn của 2/3 nhà hàng không đạt yêu cầu vệ sinh; 2/3 nhà hàng chưa xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm.
Tuy nhiên, quy định tối thiểu về bảo quản thực phẩm lại chưa được nhà hàng chấp hành nghiêm túc… Ngay phía cửa ra vào, hơn 10 khay thịt đà điểu, thịt thỏ, thịt lợn tươi sống đặt “lộ thiên” ngay cạnh gà luộc, đậu rán, cá rán, khoai chiên…
Tại nhà hàng Năm Thành, khi thấy bóng dáng đoàn kiểm tra, nhân viên mới vội hò nhau tìm găng tay để lấy thức ăn. Ngoài việc chủ nhà hàng không xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc thực phẩm, đoàn kiểm tra còn phát hiện trong tủ đựng đá có chứa rất nhiều thực phẩm sống và số đá này được dùng phục vụ khách uống bia, trà…
Trước đó, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội cũng xử lý vi phạm 3/9 cơ sở kinh doanh ăn uống tại khu vực lễ hội đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn) do chưa xuất trình đầy đủ giấy tờ liên quan đến các quy định về an toàn thực phẩm. Riêng hộ kinh doanh ăn uống Nguyễn Thị Nga, qua kiểm tra không có tủ kính để bảo quản thực phẩm chín, xét nghiệm 10 mẫu bát có 2 bát bẩn.
Xử lý nghiêm vi phạm
Khu vực rửa bát tạm bợ của nhà hàng Năm Thành tại chùa Hương (huyện Mỹ Đức).
Qua kiểm tra thực tế, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, lo ngại nhất là những cơ sở kinh doanh mang tính chất thời vụ tại các lễ hội. Do hạn chế về cơ sở vật chất, nguồn nước sinh hoạt và nguồn cung cấp thực phẩm cũng chưa thành hệ thống, nên khi kiểm tra còn nhiều vi phạm.
Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, trong hơn 1 tháng đầu năm 2019, toàn thành phố đã kiểm tra khoảng 11.000 cơ sở kinh doanh thực phẩm, trong đó xử lý vi phạm 1.624 cơ sở với số tiền phạt hơn 1,7 tỷ đồng. Đặc biệt, có 6 cơ sở bị đóng cửa, 14 cơ sở bị đình chỉ lưu hành sản phẩm và 73 cơ sở bị tiêu hủy sản phẩm. |
Thu Trang
Tin nổi bật
- Mướp đắng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng ai không nên ăn?
12/06/2024 - 10:47:07
- Bị ngộ độc thức ăn tại nhà nên uống nước gì?
18/03/2024 - 17:23:23
- Những món ăn dễ tạo nồng độ cồn
05/03/2024 - 11:12:44
- Điều gì xảy ra khi uống quá nhiều trà chanh?
28/02/2024 - 10:47:30
- Thịt trữ ngăn đá nhiều ngày có gây ung thư?
20/02/2024 - 10:41:00
- Cứu sống nam thanh niên ngừng tuần hoàn do ăn lá ngón
23/06/2023 - 15:09:55